Độc đáo nghi thức cúng cơm mới của người Thái trắng Ngọc Chiến

Hằng năm, khi lúa vụ mùa chín, đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La) lại tổ chức nghi thức cúng cơm mới để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; gắn kết mối quan hệ tình cảm gia đình và cộng đồng.

Cánh đồng lúa Mường Chiến, xã Ngọc Chiến (Mường La).

Sau khi làm Lễ ở nhà thờ tổ của bản Mường Chiến, các hộ dân trở về chuẩn bị Lễ cúng cơm mới tại gia đình. 

Các gia đình chuẩn bị sản vật để dâng cúng tổ tiên.

 

Theo truyền thống, mâm cơm cúng tổ tiên gồm 6 món chính: Xôi (2 gói xôi cốm, 2 gói xôi trắng); cá vược hoặc cá chép, gồm: 8 con cá nướng loại cá nhỏ (pa pỉnh cum), không mổ ruột, để nguyên con, chỉ khứa thân và ướp gia vị bằng muối trắng; 4 con cá nướng loại cá to (pa pỉnh tộp), mổ sống lưng ướp và nhồi gia vị trong bụng, kẹp bằng nẹp tre nướng trên bếp than hồng; một đĩa ốc sào măng chua; một đĩa gỏi cá nộm với hoa chuối, trộn với hạt bí rang; 1 đĩa cốm; 1 bát canh cá nấu măng chua...

 

Xôi trắng trong nghi thức cúng cơm mới.

Món pa pỉnh cum trong mâm cơm cúng tổ tiên.

 

Nguyên liệu làm mâm cơm cúng đều là sản phẩm tại địa phương. Đặc biệt, các món ăn khô, chế biến xong bọc bằng lá chuối xanh. Sau khi cúng tổ tiên, mâm cơm được gia chủ mời người thân, họ hàng và thết đãi khách, tạo không khí ấm cúng, đoàn kết.

Món gỏi cá nộm với hoa chuối. 

Ốc xào măng chua. 

Cốm đầu mùa là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.   

Nghi thức cúng cơm mới tại nhà của người Thái trắng xã Ngọc Chiến (Mường La) 

Sau khi cúng tổ tiên, mâm cơm được gia chủ mời người thân, họ hàng và thiết đãi khách.

Minh Thu - Trần Hiền

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới