Đề cương tuyên truyền về chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC GẮN VỚI QUẢNG TRƯỜNG TÂY BẮC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

_______

 

I-  BỐI CẢNH LỊCH SỬ

          Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, với dã tâm xâm lược, thực dân Pháp quyết cướp nước ta một lần nữa. Để giữ vững nền độc lập của dân tộc, ngày 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Người, nhân dân ta với tinh thần "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" đã đồng sức, đồng lòng tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ mà anh dũng suốt 9 năm và giành thắng lợi vẻ vang bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7.5.1954). Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son trong lịch sử của nhân loại, là bản anh hùng ca thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói riêng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân chuyến lên thăm Tây Bắc và dự Lễ Kỷ niệm 5 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1959) tổ chức trọng thể tại tỉnh Sơn La (là thủ phủ hành chính Khu tự trị Thái Mèo[1]) Bác Hồ cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu-Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch và đoàn đại biểu Chính phủ lên thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc, trong đó có nhân dân các dân tộc Sơn La tràn đầy phấn khởi, vượt núi cao, suối sâu, đường rừng hiểm trở để được gặp Người[2]. Những nơi Bác dừng chân trong chuyến công tác, tình cảm yêu thương lớn lao của vị cha già dân tộc còn khắc ghi mãi trong lòng nhân dân.

Trong chuyến thăm Bác đã căn dặn: “Tôi mong rằng đồng bào, bộ đội và cán bộ Khu tự trị đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã thi đua càng ra sức thi đua hơn nữa, để hoàn thành kế hoạch Nhà nước, để làm cho Khu tự trị ngày càng giàu có, để góp phần củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đồng bào Khu tự trị đã từng cùng bộ đội ta đánh thắng trận Điện Biên Phủ, đuổi hết giặc Tây, giải phóng đất nước. Ngày nay, đồng bào, bộ đội và cán bộ lại càng phải cùng nhau đoàn kết phấn đấu để giành lấy một thắng lợi to hơn nữa là tiêu diệt cho hết giặc đói, giặc dốt, làm cho mọi người đều được no ấm, đều biết chữ, làm cho mọi người đều được hưởng hạnh phúc yên vui”.

Nhân chuyến thăm này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ khen ngợi những thành tích của quân và dân Tây Bắc đạt được trong chiến đấu và sản xuất; đồng thời thay mặt Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho quân, dân, chính, Đảng Khu tự trị Thái - Mèo về những thành tích trong kháng chiến và những tiến bộ trong hoà bình. Kết thúc bài nói chuyện, Người ân cần chúc đại biểu các dân tộc vùng Tây Bắc:

                                                Người người mạnh khoẻ

                                                Đoàn kết chặt chẽ

                                                Hăng hái thi đua

                                                Thành công vui vẻ.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Sơn La đã cụ thể hoá và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Chính phủ vào điều kiện thực tiễn địa phương, lãnh đạo nhân dân các dân tộc vươn lên giành được những thành tựu quan trọng, tích cực đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với các tỉnh Bắc Lào.

          II- SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC GẮN VỚI QUẢNG TRƯỜNG TÂY BẮC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA

1- Những địa danh nơi Bác Hồ và đoàn đại biểu đến thăm giờ đây đã trở thành những di tích lịch sử được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La công nhận xếp hạng và trở thành nơi giáo dục truyền thống cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kể từ khi Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc - Sơn La đến nay đã gần 60 năm, cùng với thời gian, hình ảnh thân thương, tình cảm ân cần của Người mãi mãi khắc ghi, ngày càng sâu đậm trong trái tim, khối óc đồng bào các dân tộc. Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc là ước nguyện thiêng liêng của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân, để ghi dấu một sự kiện lịch sử có một không hai - Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

2- Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây bắc Việt Nam, tỉnh Sơn La được Trung ương Đảng và Chính phủ xác định là trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; đặc biệt, còn là một địa phương mà các thế lực thù địch và phản động luôn âm mưu chống phá, hòng chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, chia rẽ lòng dân với Đảng. Xây dựng Tượng đài Bác Hồ để mãi mãi khắc ghi lời dạy của Người: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, để đồng bào Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng thể hiện lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; không ngừng nâng cao cảnh giác và phát huy truyền thống cách mạng.

3- Thực hiện Quyết định số 1659/QĐ- TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, để từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 phù hợp với chương trình phát triển đô thị được phê duyệt, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La. Theo tiêu chí đô thị loại II, tỉnh Sơn La còn thiếu một số thiết chế văn hóa như: Quảng trường, Bảo tàng, Công viên cây xanh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và nhiều công trình hạ tầng đô thị… do vậy việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là cần thiết và đạt được các mục tiêu: Thứ nhất, tạo ra một thiết chế văn hóa đặc biệt quan trọng cả về chính trị - lịch sử - văn hóa, thể hiện tình cảm sâu nặng, lòng thành kính, biết ơn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đối với Bác Hồ, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ; Thứ hai, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020, xứng đáng là đô thị Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; Thứ ba, sắp xếp ổn định việc làm và cuộc sống cho một bộ phận nhân dân thành phố Sơn La.

   4- Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La, là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết các dân tộc, về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, đặc biệt giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

          III- CÁC TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Sau khi có các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 2156) và thành lập 4 tiểu ban giúp việc Ban Chỉ đạo. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La. Đây là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai các bước thủ tục đầu tư theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định (việc xây dựng và thông qua Đề án chỉ là bước thống nhất chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; chưa phê duyệt dự án đầu tư và cơ cấu nguồn vốn; chưa giải ngân thanh toán bất cứ nội dung gì trong bước chuẩn bị đầu tư). Tỉnh đang giao cho các cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định Luật đầu tư công, chỉ đạo thẩm định các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định (phần nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ), dự kiến báo cáo HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 (tổ chức vào trung tuần tháng 9.2015). Chỉ đạo hoàn thiện phương án quy hoạch chi tiết 1/500 để sớm công bố công khai quy hoạch.

Đây là Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tỉnh đã tổ chức đi học tập, rút kinh nghiệm tại một số tỉnh đã và đang xây dựng Tượng đài Bác Hồ như Nghệ An, Thái Bình, Tuyên Quang, Gia Lai… trên cơ sở đó Ban Thường vụ tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo 2156 đang chỉ đạo điều chỉnh dự thảo quy hoạch chi tiết 1/500 đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và tiết kiệm.

IV- NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC GẮN VỚI QUẢNG TRƯỜNG TÂY BẮC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA

1- Về căn cứ

 Ngày 15.8.2014 Văn phòng Trung ương Đảng đã có Công văn số 8462-CV/CPTW thông báo về việc Ban Bí thư đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Sơn La xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Công văn số 2124/TTg-KGVX ngày 30.10.2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vào Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 2010. Thường trực tỉnh ủy đã tổ chức cuộc gặp mặt để báo cáo, thống nhất chủ trương về việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường tại thành phố Sơn La với các đồng chí Thường trực tỉnh ủy các tỉnh trong khu vực Tây Bắc vào chiều ngày 03.4.2015 tại huyện Mộc Châu.

2- Về địa điểm

 Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường được xây dựng tại Phường Tô Hiệu, Phường Chiềng Cơi, Phường Quyết Thắng Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (thuộc quy hoạch lô số 01, số 02 khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ suối Nậm La, thành phố Sơn La). Công trình có vị trí ở trung tâm của Thành phố, gần các trục giao thông chính nhằm phát huy tối đa hiệu quả của dự án, đồng thời đảm bảo tính trang trọng, gần gũi giữa hình tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện cấp vùng, cấp tỉnh, cấp thành phố.

3- Về Quy mô

Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc, bao gồm các dự án:

- Quảng trường (diện tích khoảng 3 ha): đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động chính trị- văn hóa của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La trong các ngày lễ lớn; đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng thường xuyên của nhân dân,  nhất là nhân dân thành phố Sơn La.

- Nhóm Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài (diện tích khoảng 0,27 ha): trong đó Tượng đài Bác Hồ có quy mô nhóm A2 được xác định tùy theo tác phẩm nghệ thuật qua các bước thi tuyển và phải thỏa mãn sự phù hợp với không gian Quảng trường. Chất liệu tượng đài được sử dụng bằng chất liệu phù hợp với nghệ thuật tạo hình, có tính bền vững dài lâu dưới tác động của thiên nhiên. Chân dung Bác Hồ được thể hiện vào thời gian năm 1959, là thời gian Bác về thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (hiện nay đang trình phương án mẫu phác thảo Tượng đài bước 1 xin ý kiến Hội đồng nghệ thuật).

 - Đền thờ Bác Hồ đặt trong khuôn viêndiện tích khoảng 0,32 ha là nơi dâng hương, được quy hoạch ở bên trái của Tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc".

- Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ (đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,29 ha) là nơi dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

- Bảo tàng tổng hợp (đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 1 ha), trong đó có nội dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh và lưu giữ, trưng bày các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Sơn La

 - Các hạng mục khác:

+ Đường giao thông nội bộ trong khu vực Quảng trường

+ Đồi cảnh quan (diện tích 2,1 ha): Phía sau Tượng đài và đền thờ Bác Hồ.

+ Vườn hoa hai bên sân Quảng trường (tổng diện tích 2,24 ha) tạo không gian cảnh quan.

+ Khu ao cá Bác Hồ - vườn hoa ban (diện tích 2,24 ha), khu vực ao là di tích quan trọng gắn liền với lịch sử Nhà ngục Sơn La, nơi các chiến sỹ cách mạng bị tù đày lấy nước phục vụ cho sinh hoạt của Nhà tù. Tôn tạo khu vực này vừa bảo vệ, lưu giữ di tích lịch sử, vừa tạo cảnh quan cho khuôn viên sinh hoạt chung trong tổng thể Khu Quảng trường.

4- Về phương án đảm bảo nguồn vốn và hình thức đầu tư

- Đảm bảo nguồn vốn triển khai thực hiện Đề án theo các quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH 13 ngày 8.6.2014; Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18.6.2014; Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02.10.2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14.02.2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18.6.2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Công văn số 2124/TTg-KGVX ngày 30.10.2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vào quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 2010.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là bước thông qua Đề án với khái toán dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng cho tất cả các hạng mục. Trong đó khái toán mức đầu tư cho nội dung  xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc  khoảng 200 tỷ đồng và được phân kỳ đầu tư theo quy định. Việc bố trí vốn triển khai Đề án đảm bảo huy động phát huy có hiệu quả tổng thể các nguồn lực trong quá trình phát triển của tỉnh.

- Hình thức đầu tư được thực hiện đúng các quy định của Luật Đầu tư công; Luật xây dựng và các quy định của nhà nước về đầu tư - xây dựng.

5- Về phương án tái định cư và giải phóng mặt bằng

 Quy hoạch xây dựng khu dân cư mới tại khu vực tổ 4 phường Quyết Thắng, có diện tích đất dự kiến bố trí khoảng 269 lô đất ở (trong đó một phần đất bố trí các hộ dân tái định cư khi giải phóng mặt bằng, một phần sẽ bố trí cho các hộ, tổ chức có nhu cầu) đảm bảo các hạ tầng thiết yếu: trục đường chính dọc kè suối Nậm La, đường nội bộ, nhà văn hóa, vườn hoa…

Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc đặt tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc khu vực Tây Bắc nói chung; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với tình cảm to lớn mà Bác Hồ đã dành cho đồng bào Tây Bắc. Công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường của Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Sơn La - Tây Bắc. Công trình còn là địa chỉ đỏ về du lịch cho khách tham quan trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại, góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

V- KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

- Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

- Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

- Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam muôn năm!

- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV!

- Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020!

- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo!

- Nhân dân các dân tộc Sơn La đoàn kết, xây dựng quê hương phát triển, văn minh giàu đẹp!

 

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La)



[1] Năm 1962 đổi thành Khu Tự trị Tây Bắc

[2] Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu của Chính phủ còn đến thăm và nói chuyện với đồng bào, chiến sỹ  ở Yên Châu, Mộc Châu.  

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 70/NQ-TTHĐND của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát việc hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo cho học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại huyện Mai Sơn. Dự cuộc giám sát có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện một số trường học trên địa bàn huyện.
  • 'Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Huyện Phù Yên -
    Ngày 8/5, đồng chí Vi Đức Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã dự Lễ khánh thành nhà văn hoá tiểu khu 2, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên. Đây là công trình chào mừng Đại hội điểm Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện khoá XX, nhiệm kỳ 2024-2029.
  • 'Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Xã hội -
    Huyện Mộc Châu hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp xã, theo lộ trình của Đề án thành lập thị xã Mộc Châu sẽ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các xã, phường thuộc thị xã. Đến nay, các cấp, ngành và huyện phối hợp triển khai thực hiện, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức bỏ phiếu xin ý kiến cử tri, bảo đảm dân chủ và đồng thuận cao.
  • 'Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc Họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Kinh tế -
    Sơn La được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước thực hiện Đề án thí điểm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau gần 2 năm triển khai, các tổ khuyến nông cộng đồng đã thực sự trở thành “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh, hiệu quả.
  • 'Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Kinh tế -
    Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
  • 'Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Kinh tế -
    Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
  • 'Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Kinh tế -
    Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.
  • 'Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức thi thử để phân hóa học sinh, các trường đang tập trung ôn tập kiến thức, luyện thi cho học sinh, bảo đảm đạt kết quả cao nhất.
  • 'Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La luôn thể hiện vai trò "cầu nối" tạo điều kiện các hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết tour, tuyến, quảng bá du lịch với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La.
  • 'Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, những năm qua, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Sơn La đã xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lãnh thổ quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • 'Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Kinh tế -
    Năng động trong sản xuất, mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả chất lượng cao, Hợp tác xã Cây ăn quả an toàn Bản Ôn trở thành hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, giúp các thành viên nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.
  • 'Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Pháp luật -
    Trên môi trường số thời quan qua, đã có không ít trang web review công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các tập thể, cá nhân hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tình trạng này kéo dài và gây nhức nhối khiến nhiều bên liên quan phải có động thái ngăn chặn. Các cơ quan chức năng đã triển khai biện pháp xử lý, song chưa thật sự hiệu quả.