Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La luôn thể hiện vai trò "cầu nối" tạo điều kiện các hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết tour, tuyến, quảng bá du lịch với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La.

Giọng nữ
Công bố sản phẩm tour du lịch Hà Nội - thành phố Sơn La - Quỳnh Nhai - Thuận Châu.

   Thêm tour, tuyến du lịch mới

Sơn La nằm ở vị trí trung tâm Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 300 km theo quốc lộ 6, có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, giáp ranh với các tỉnh: Hòa Bình, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Thanh Hóa và có đường biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cùng với đó là nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nhất là tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa đặc trưng, là những tiềm năng lớn thu hút du khách đến Sơn La.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, du lịch Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực, tổng lượt khách đến Sơn La đạt 1.360.000 lượt người, trong đó, khách du lịch quốc tế hơn 3.100 lượt, doanh thu khoảng 1.500 tỷ đồng. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Hiệp hội Du lịch tỉnh và Chi hội Du lịch các huyện, thành phố trong việc đẩy mạnh hoạt động liên kết, quảng bá, giới thiệu du lịch, ký kết thêm các tour, tuyến du lịch mới.

Dấu ấn hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đầu tiên là Hội chợ du lịch Quốc tế VITM năm 2024, tổ chức đầu tháng 4 tại Hà Nội. Tại đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Bình và tỉnh Sơn La đã thảo luận, thống nhất liên kết, phối hợp mở tuyến du lịch quốc tế Thái Bình - Mộc Châu - Sầm Nưa và chính thức khai trương cuối tháng 4 tại Cửa khẩu quốc gia Lóng Sập, huyện Mộc Châu. Đơn vị thực hiện tour là Công ty du lịch quốc tế Việt - Lào, tỉnh Thái Bình, đơn vị lữ hành có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm, đón du khách từ Thái Bình và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ sang tham quan các tỉnh nước bạn Lào.

Ông Vũ Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty du lịch quốc tế Việt - Lào, chia sẻ: Từ khi mở tour đến nay, Công ty đã tổ chức 3 đoàn du lịch từ tỉnh Xiêng Khoảng qua tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) và nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc gia Lóng Sập, huyện Mộc Châu. Tới Mộc Châu, đoàn tiếp tục tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn, các du khách đều rất thích các điểm đến tham quan và hài lòng về tour.

Tuyến du lịch quốc tế Thái Bình - Mộc Châu - Sầm Nưa đón đoàn du khách đầu tiên đến Mộc Châu.
Ảnh Nguyễn Thu (CTV).

Cũng trong tháng 4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị xúc tiến, ký kết thỏa thuận liên kết - hợp tác phát triển du lịch. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, đứng top đầu về thu hút khách du lịch, có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn, với các loại hình du lịch cơ bản: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, du lịch hội nghị, hội thảo... Tại hội nghị, Hiệp Hội Du lịch 2 tỉnh đã ký kết thỏa thuận liên kết - hợp tác phát triển du lịch.

Trước đó, trong khuôn khổ của hoạt động “Ngày hội du lịch văn hóa Sơn La - Hủa Phăn” năm 2024 diễn ra tại thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Sơn La, tỉnh Hủa Phăn và Câu lạc bộ Unesco Hà Nội đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết bán sản phẩm du lịch, hình thành tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn, thêm cơ hội cho du khách của Việt Nam, Lào sang thăm quan, trải nghiệm.

Ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La, cho biết: Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác liên kiết bán sản phẩm du lịch, hình thành tour du lịch mới giữa Sơn La với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước là có sự nỗ lực, cố gắng của tỉnh, Hiệp hội, góp phần xúc tiến, quảng bá du lịch và thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Sơn La. Bằng cách làm này, ngày càng có nhiều tour, tuyến du lịch mới được hình thành.

Bể cá koi vô cực tại thác Dải Yếm, Công ty cổ phần Du lịch Pha Luông Mộc Châu.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tạo sức hút cho các khu, điểm du lịch, nhiều đơn vị đã đầu tư, phát triển mới các sản phẩm du lịch, gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng độc đáo, trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế vùng. Tuy nhiên, phát triển du lịch đòi hỏi rất lớn về nguồn nhân lực, có vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch. 

Ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh, thông tin: Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Hiệp hội phát huy vai trò cầu nối, đại diện, hỗ trợ hội viên tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức, như: Truyền dạy trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao tiền giúp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ du lịch tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; tổ chức các hội viên tham gia tập huấn về phòng cháy, chữa cháy và chuyển đổi số. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX chủ động, tích cực tuyển chọn gửi các nhân viên, hướng dẫn viên tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành và đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch lớn trong nước, nâng cao tính chuyên nghiệp.

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh, nỗ lực, cố gắng của Hiệp hội và các hội viên, đầu năm 2024, toàn tỉnh có trên 5.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch, trong đó 55% đã qua đào tạo. Số lượng hướng dẫn viên du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng. Riêng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có trên 40 hướng dẫn viên thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh vẫn thiếu về số lượng, chuyên môn, nghiệp vụ ở nhiều khâu chưa mang tính chuyên nghiệp cao.

Suối hẹn vườn đào là trung tâm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp của thành phố Sơn La.

Để du lịch Sơn La ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan, Hiệp hội Du lịch tỉnh tiếp tục phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch mới, tiêu biểu, độc đáo, tạo sức hấp dẫn, phấn đấu năm 2024, đón 4,8 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt 5.500 tỷ đồng. Đặc biệt là phát huy thương hiệu “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới” của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, chuyển đổi số, ứng dụng du lịch thông minh, hình thành các tour du lịch mới, phát triển thêm thị trường trong nước và quốc tế.    

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.