Quản lý, bảo dưỡng, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Những năm qua, xã Mường Bú (Mường La) đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng, củng cố, bảo dưỡng và khai thác các công trình thủy lợi, bảo đảm phục vụ sản xuất, tăng năng suất cây trồng, chống hạn hiệu quả...

Nông dân bản Mường Bú, xã Mường Bú (Mường La) nạo vét kênh mương, đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Hiện tại, trên địa bàn xã Mường Bú có 5 công trình thủy lợi vừa và nhỏ đã được kiên cố hóa, tổng chiều dài trên 15 km, đảm bảo nước tưới tiêu cho hơn 150 ha lúa chiêm, 200 ha lúa mùa, 340 ha cây rau màu, cây công nghiệp... Những công trình thủy lợi được đầu tư đã và đang phát huy tốt hiệu quả là: Hồ thủy lợi Hua Bó, tuyến kênh mương Nậm Pàn... tạo thuận lợi cho nông dân trong xã chủ động nước tưới tiêu cây các loại cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích thâm canh tăng vụ, chăm sóc diện tích cây ăn quả. Nhờ chủ động được nguồn nước tưới tiêu, năm 2018, năng suất lúa bình quân của xã đạt 6,5 tấn/ha, sản lượng trên 1.000 tấn/năm. Cũng nhờ các công trình thủy lợi hoạt động hiệu quả, giúp nông dân địa phương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Để nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi, xã Mường Bú đã chỉ đạo ban quản lý các bản thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn. Đồng thời, giao trách nhiệm quản lý các công trình thủy lợi một cách cụ thể cho từng bản. Các bản phân công nhân lực quản lý, có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo để kịp thời xử lý, khắc phục khi có sự cố. Ông Điêu Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã thống kê: Riêng trong năm 2018, cùng với công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý công trình thủy lợi, xã còn tuyên truyền, vận động nhân dân các bản ra quân làm thủy lợi, đóng góp hơn 2.000 công lao động phát dọn, đắp cao bờ kè, duy tu, sửa chữa các tuyến kênh mương; trong đó, nạo vét 15,3 m3 đất đá, phát quang 20 km kênh mương thủy lợi, góp phần cung cấp ổn định nước tưới tiêu cho cây trồng.

Để tìm hiểu thêm về công tác quản lý, sử dụng các công trình thủy lợi tại xã, chúng tôi trao đổi với ông Lò Văn Biên, trưởng bản bản Mường Bú, được ông cho hay ngày trước tuyến kênh mương tại bản chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, nên thường xuyên bị sạt lở, vùi lấp, nhất là vào mùa mưa. Do không đảm bảo đủ lượng nước tưới, bà con phải dùng máy bơm để bơm nước từ suối vào đồng ruộng vừa tốn kém, vừa không chủ động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Bây giờ, hơn 4.000m kênh mương của bản đã được kiên cố hóa, đảm bảo đủ lượng nước tưới cho trên 15 ha lúa của bản. Để quản lý và khai thác tốt hệ thống kênh mương, bản đã phân công người trực tiếp quản lý, điều tiết nước sản xuất, thường xuyên kiểm tra, khảo sát, kịp thời phát hiện các đoạn kênh mương xuống cấp, đề xuất phương án sửa chữa, khắc phục kịp thời. Cùng với đó, bản chủ động huy động nhân dân đóng góp công lao động, vật liệu sửa chữa, nạo vét kênh mương 3 lần/vụ sản xuất, để đảm bảo các tuyến kênh mương hoạt động hiệu quả.

Với phương châm khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới tiêu, xã Mường Bú tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức mọi người dân cùng tham gia bảo vệ, duy tu các công trình thủy lợi trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các các cơ quan chuyên môn của huyện cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh thủy lợi đã xuống cấp, giúp người dân có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lúa, hoa màu, vật nuôi, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Lê Hạnh (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.
  • 'Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, Huyện đoàn Mai Sơn tổ chức Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029.