Công việc nhà nông tháng 5

Người dân xã Phiêng Ban (Bắc Yên) trồng cỏ nuôi đại gia súc nhốt chuồng. 

Ảnh: Phạm Đức

1. Trồng trọt: Tiếp tục tập trung gieo trồng cây trên nương: ngô lai, đậu tương, lạc...; trồng lúa cạn bằng các giống lúa LC93.1, LC93.4 và giống địa phương chất lượng phù hợp với điều kiện từng vùng, địa phương, kết thúc trong tháng 5. Chăm sóc bón phân mía gốc, tiếp tục chăm sóc mía mới trồng. Trồng xong bông cỏ, bông lai chính vụ. Tiếp tục trồng cà phê, cây ăn quả và chăm sóc diện tích trồng mới. Chăm sóc chè sau các đợt hái. Trồng mới các giống chè giâm cành. Trồng rau đay, rau dền, mồng tơi, rau muống, rau má, su su, gấc, mướp, mướp đắng, đậu đũa, đậu co ve. Dự trữ giống cây trồng cho công tác khắc phục hậu quả lũ bão và thiên tai khác cho vụ lúa mùa. Gieo mạ mùa sớm (với các giống nếp đặc sản tan nhe, nếp thơm, giống nếp dài ngày) trên chân ruộng 1 vụ. Phòng trừ các loại sâu, bệnh hại như: Bệnh đạo ôn trên lúa xuân, bệnh chổi rồng hại sắn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lùn sọc đen, bệnh bạc lá trên lúa xuân; phòng trừ rầy trên mạ trước nhổ cấy, đặc biệt những vùng vụ trước đã bị bệnh. Ghép cải tạo cây hồng giòn, cam, bưởi, quýt.

2. Chăn nuôi: Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm; theo dõi động dục và phối giống cho đàn trâu, bò cái sinh sản. Tiếp tục trồng các loại cây thức ăn cho gia súc; chăm sóc và thu hoạch diện tích cỏ trồng hiện có. Rà soát, tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm mới nhập đàn, mới sinh, gia súc chưa được tiêm phòng vụ chính. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Di chuyển đàn ong khai thác mật hoa rừng cuối vụ kết hợp khai thác ong non, loại nốt cầu ong già, xấu, loại bỏ đàn ong già, bệnh.

3. Thủy sản: Nuôi vỗ cá trắm cỏ bố mẹ chuẩn bị cho đẻ lần 2. Tiếp tục cho các loài cá khác sinh sản và ấp trứng ba ba. Tiếp tục ương cá bột, cá hương, cá giống các loại. Chăm sóc cá thương phẩm ở ao, ruộng, hồ chứa, lồng bè. Tiếp tục chăm sóc, quản lý cá lồng; phòng trị bệnh cho cá trắm cỏ. Thả giống tôm càng xanh.

* Lưu ý: Cá trắm cỏ mùa mưa hay bị dịch bệnh đốm đỏ..., vì vậy cần làm tốt phòng bệnh cho cá trắm cỏ. Đề phòng những trận mưa lũ đầu mùa để hạn chế thấp nhất thiệt hại.

4. Lâm nghiệp: Kết thúc thời vụ trồng rừng đối với tre Bát độ, Điền trúc trước 15/5; bạch đàn, keo các loại có thời vụ trồng kết thúc trước 30/5. Trồng Thông mã vĩ, thông ba lá, sơn tra, tếch, lát hoa, luồng... Kiểm tra trồng dặm cây bị chết. Xử lý và gieo hạt Tếch (Tếch Stump). Chuẩn bị gieo ươm giống tre, luồng hom tay. Phát hiện và phòng trừ sâu róm thông. Tiến hành đảo bầu, phân loại cây giống chuẩn bị cho nghiệm thu xuất vườn đối với các loài cây: Thông mã vĩ, sơn tra, lát hoa, xoan nhừ...; vệ sinh rừng, nghiệm thu sau khai thác lâm sản; nghiệm thu bước 1 công tác phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp hố chuẩn bị cho trồng rừng.

5. Thủy lợi, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cấp nước sinh hoạt: Tổ chức thường trực công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 24/24h; xử lý các tình huống khắc phục hậu quả do lũ bão, thiên tai gây ra.  Tổ chức tập huấn công tác nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn cho cán bộ Ban quản lý công trình cấp nước, y tế thôn bản, cán bộ cơ sở của xã. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước, hoặc hạng mục của công trình cấp nước xong trước mùa mưa.

Vân Anh

(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 70/NQ-TTHĐND của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát việc hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo cho học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại huyện Mai Sơn. Dự cuộc giám sát có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện một số trường học trên địa bàn huyện.
  • 'Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Huyện Phù Yên -
    Ngày 8/5, đồng chí Vi Đức Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã dự Lễ khánh thành nhà văn hoá tiểu khu 2, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên. Đây là công trình chào mừng Đại hội điểm Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện khoá XX, nhiệm kỳ 2024-2029.
  • 'Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Xã hội -
    Huyện Mộc Châu hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp xã, theo lộ trình của Đề án thành lập thị xã Mộc Châu sẽ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các xã, phường thuộc thị xã. Đến nay, các cấp, ngành và huyện phối hợp triển khai thực hiện, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức bỏ phiếu xin ý kiến cử tri, bảo đảm dân chủ và đồng thuận cao.
  • 'Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc Họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Kinh tế -
    Sơn La được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước thực hiện Đề án thí điểm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau gần 2 năm triển khai, các tổ khuyến nông cộng đồng đã thực sự trở thành “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh, hiệu quả.
  • 'Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Kinh tế -
    Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
  • 'Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Kinh tế -
    Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
  • 'Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Kinh tế -
    Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.
  • 'Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức thi thử để phân hóa học sinh, các trường đang tập trung ôn tập kiến thức, luyện thi cho học sinh, bảo đảm đạt kết quả cao nhất.
  • 'Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La luôn thể hiện vai trò "cầu nối" tạo điều kiện các hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết tour, tuyến, quảng bá du lịch với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La.
  • 'Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, những năm qua, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Sơn La đã xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lãnh thổ quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • 'Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Kinh tế -
    Năng động trong sản xuất, mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả chất lượng cao, Hợp tác xã Cây ăn quả an toàn Bản Ôn trở thành hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, giúp các thành viên nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.