Sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 11/3, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức họp báo thông tin về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM), Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh buổi họp báo thông báo một số sửa đổi bổ sung của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Quang cảnh buổi họp báo thông báo một số sửa đổi bổ sung của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); trong đó, có 1.737 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 114 xã so cuối năm 2023) và 301 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 38 xã so cuối năm 2023); bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã (tăng 0,2 tiêu chí so cuối năm 2023); có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, tăng 10 đơn vị so cuối năm 2023 (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 2 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, tăng 2 tỉnh (Tiền Giang, Đồng Tháp) so cuối năm 2023.

Về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023 (lũy kế đến hết năm 2023): Cả nước huy động được khoảng 2,55 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện Chương trình... Phấn đấu năm 2024, cả nước có khoảng 80% xã đạt chuẩn NTM; khoảng 11.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.

Theo Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Ngô Trường Sơn cho biết, năm 2024 là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025, các địa phương cần cố gắng, nỗ lực đẩy nhanh hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Hiện nay, các cơ chế, chính sách đã hoàn thiện để các địa phương có căn cứ, cơ sở để triển khai một cách đồng bộ.

Trong thời gian qua, bộ tiêu chí NTM các cấp là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác lập kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, thẩm định, xét công nhận các địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; là cơ sở để xác định vai trò, nhiệm vụ thực hiện Chương trình của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp; giúp các địa phương xác định được các mục tiêu, giải pháp phấn đấu cụ thể và có sự quan tâm đầu tư hỗ trợ hài hòa trên các lĩnh vực phát triển nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM ở địa phương vẫn còn gặp vướng mắc, khó khăn như: một số nội dung tiêu chí, chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp đối với những địa phương có đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hoặc chưa thống nhất với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong thời gian qua; chưa có quy định tiêu chí NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã…

Như vậy, việc ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao và bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025 là cần thiết, nhằm hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng NTM/NTM nâng cao cấp xã, huyện thời gian qua và xây dựng NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.

Cụ thể, sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025 như: sửa đổi chỉ tiêu “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã” thành “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng của quy định pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương”.

Sửa đổi chỉ tiêu “15.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử” và yêu cầu mức đạt chung là “≥60%” thành “15.4. Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử” và yêu cầu mức đạt là “Đạt”. Sửa đổi chỉ tiêu 17.1 về Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, yêu cầu mức đạt theo từng vùng từ “≥10%” đến “≥40%” thành “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung (nếu có)”. Sửa đổi chỉ tiêu “18.4. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thành “18.4. Tiếp cận pháp luật”.

Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Sửa đổi chỉ tiêu “8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới” thành “8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội”. Việc sửa đổi, bãi bỏ nội dung yêu cầu “tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới”.

Bãi bỏ chỉ tiêu “12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn” và yêu cầu mức đạt là “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể” thuộc tiêu chí số 12 về Lao động. Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Sửa đổi 3 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 14 về Y tế để phù hợp hơn với điều kiện thực tế.

Sửa đổi chỉ tiêu “15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên” thành “15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần”. Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật để rõ hơn nội hàm của nội dung quy định và để các cơ quan, địa phương có liên quan thống nhất cách hiểu trong triển khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện. Sửa đổi chỉ tiêu “17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và yêu cầu mức đạt chuẩn theo từng vùng từ “≥5%” đến “≥10%” thành “17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể (nếu có) để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc”. Sửa đổi 3 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống.

Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, sửa đổi chỉ tiêu “2.4. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên” và yêu cầu mức đạt là “Đạt” thành “2.4. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên” và yêu cầu mức đạt là “≥01”.

Sửa đổi chỉ tiêu “5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục” và yêu cầu mức đạt là “Cấp độ 1” thành “5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể”.

Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 6 về Kinh tế. Sửa đổi chỉ tiêu “7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp” thành “7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp”. Sửa đổi chỉ tiêu “9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên” thành “9.5. Có dịch vụ công trực tuyến một phần”.

Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao, sửa đổi chỉ tiêu “2.3. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên” và yêu cầu mức đạt là “Đạt” thành “2.3. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên” và yêu cầu mức đạt là “≥01”.

Sửa đổi chỉ tiêu “3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số” thành “3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp”. Sửa đổi chỉ tiêu “5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục” và yêu cầu mức đạt là “Cấp độ 2” thành “5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể”.

Sửa đổi chỉ tiêu “6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2 hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định” thành “6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định”. Sửa đổi chỉ tiêu “9.2. Có dịch vụ công trực tuyến” (yêu cầu mức đạt chuẩn là “Mức độ 4”) thành “9.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình”.

Đối với việc bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025, giữ nguyên bố cục và số lượng 9 tiêu chí, bao gồm 38 chỉ tiêu (tăng 2 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025), trong đó: Điều chỉnh tên, nội hàm 18 tiêu chí, chỉ tiêu, lược bỏ 5 chỉ tiêu và bổ sung 7 chỉ tiêu cho phù hợp điều kiện thực tế xây dựng NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.