Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.

Giọng nữ
Cán bộ nông nghiệp huyện Sông Mã kiểm tra cây quế tại bản Nậm Mằn, xã Nậm Mằn.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Huyện Sông Mã chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, thay đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao từ trồng rừng, thay đổi cơ cấu cây lương thực trên đất dốc kém hiệu quả, phát huy tối đa diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, đất nông nghiệp đang sản xuất, canh tác kém hiệu quả... Từ đầu năm 2022, huyện đã thành lập đoàn công tác tham quan, học tập kinh nghiệm vùng trồng, sản xuất nguyên liệu quế tại tỉnh Yên Bái và Lai Châu. Căn cứ kết quả đánh giá tiềm năng, lợi thế về phát triển trồng quế, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 23/5/2022 của HĐND huyện Sông Mã về phê duyệt Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện Sông Mã giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đề án có mục tiêu tăng nhanh độ che phủ rừng trên địa bàn huyện vào năm 2025 đạt 42%; phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung, liên kết từ khâu cung cấp đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ dân, HTX, doanh nghiệp; trong đó chú trọng phát triển trồng quế theo chuỗi liên kết giá trị.

Ông Nguyễn Chí Thành, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Đến thời điểm này, toàn huyện Sông Mã đã trồng hơn 1.066 ha quế trên địa bàn 18/19 xã, thị trấn; trong đó, diện tích do Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại CCP Sơn La liên kết với các hộ gia đình trồng 991 ha, diện tích nhân dân tự đầu tư trồng 75 ha. Tổng kinh phí đầu tư 9,2 tỉ đồng; trong đó, kinh phí của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự đầu tư mua giống 50%, còn lại, Công ty tạm ứng 50% kinh phí mua giống cho nhân dân.

Cây quế ở bản Pá Ban, xã Nậm Mằn, phát triển tốt.

Xã Nậm Mằn trồng 353 ha quế, phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương. Đến thăm rừng quế của anh Giàng A Nụ, bản Pá Ban, chúng tôi thấy cây quế đang phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Anh Nụ cho biết: Gia đình tôi có 1 ha quế trồng từ tháng 6/2022. Gia đình tôi được Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại CCP Sơn La cung cấp cây giống, chúng tôi chỉ phải thanh toán trước 50%, số tiền còn lại sẽ trừ khi bán quế cho Công ty. Trong quá trình trồng và chăm sóc, gia đình tôi thường xuyên được cán bộ nông nghiệp huyện và cán bộ kỹ thuật của Công ty kiểm tra, hướng dẫn. 

Hiện nay, vùng nguyên liệu quế của Sông Mã đang được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, đất trống chưa giao, chưa sử dụng; đất rừng sản xuất giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để trồng rừng; đất nông nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình hiện đang sản xuất, canh tác kém hiệu quả... Việc trồng quế trên những diện tích này được huyện đánh giá sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu quế có giá trị cao cho công nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh; hình thành các vùng cây quế tập trung, quy mô lớn theo hướng hàng hóa; tạo việc làm cho lao động địa phương tham gia phát triển sản xuất. Đồng thời, nâng cao tỉ lệ phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường đất và không khí, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành phát triển được chuỗi giá trị lâm sản đặc thù, các mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại CCP Sơn La cung ứng cây giống cho nhân dân.

Theo ông Nguyễn Tiến Hải: Kế hoạch đến năm 2025, Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại CCP Sơn La sẽ xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ quế. Toàn bộ sản phẩm thu được từ dự án sẽ được nhà máy của công ty bao tiêu để chế biến. Sản phẩm quế được cung cấp cho nhu cầu trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi, sử dụng để làm gia vị, các loại bánh kẹo, rượu, chế biến nhang quế và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... ở thị trường trong nước và ở các thị trường khác, như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...

Đảm bảo cây quế trên địa bàn phát triển tốt, huyện Sông Mã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì, trồng, chăm sóc cây quế; chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn nhân dân quy trình kỹ thuật trồng quế; ưu tiên duy trì và phát triển diện tích quế tại các xã có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, đưa cây quế trở thành cây đa mục tiêu, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hạn chế phương tiện tham gia giao thông trên tuyến quốc lộ 6 và một số tuyến đường tại thành phố Sơn La

    Hạn chế phương tiện tham gia giao thông trên tuyến quốc lộ 6 và một số tuyến đường tại thành phố Sơn La

    Xã hội -
    Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-CT ngày 6/3/2024 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về phê duyệt Kế hoạch tổ chức cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 10/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và một số ngày kỷ niệm trọng đại trong tháng 5/2024. 
  • 'Giải bóng chuyền hơi các nhóm tuổi huyện Thuận Châu

    Giải bóng chuyền hơi các nhóm tuổi huyện Thuận Châu

    Huyện Thuận Châu -
    Trong 3 ngày (từ ngày 27 đến 29/4), huyện Thuận Châu đã tổ chức Giải bóng chuyền hơi các nhóm tuổi chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024); 65 năm Ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (1959-2024).
  • 'Sao còn vấn vương tấm áo lỗi thời?

    Sao còn vấn vương tấm áo lỗi thời?

    Ngót nửa thế kỷ từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, song những luồng tư tưởng gợi lại tàn tích chiến tranh, kích động hận thù vẫn ẩn hiện đâu đó trong đời sống của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Điều đó đòi hỏi thế hệ ngày nay càng phải thể hiện trách nhiệm lớn hơn nữa trong việc phản đối những gì đi ngược lại với chính sách hòa hợp dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện.
  • 'Khẳng định tính đúng đắn của đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

    Khẳng định tính đúng đắn của đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

    Chúng ta luôn tự hào và tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam” của Đảng. Từ đó, nhận diện và kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ đường lối đối ngoại của Đảng, cũng chính là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
  • 'Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

    Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.
  • 'Quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường - Kỳ II: Cần những giải pháp đồng bộ

    Quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường - Kỳ II: Cần những giải pháp đồng bộ

    Kinh tế -
    Tại cuộc làm việc với tỉnh Sơn La đầu tháng 4/2024, trên cơ sở đề xuất, kiến nghị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đất có nguồn gốc nông, lâm trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tỉnh Sơn La đẩy nhanh tiến độ lập phương án sử dụng đất. Bởi có hoàn thành bước này, mới xác định vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất đối với diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; trong đó, làm rõ diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn, chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư đang tranh chấp.
  • 'Mùa “mận cherry”

    Mùa “mận cherry”

    Nông nghiệp -
    Mận cơm hay còn gọi là mận tam hoa được trồng nhiều trên địa bàn thành phố Sơn La, với trên 1.000 ha, sản lượng gần 10.000 tấn/năm. Khi mận còn xanh có vị chua thanh, mận chín chuyển dần sang sắc đỏ đậm, vị ngọt và được người dân ví như quả "cherry”. Những ngày này, vườn mận các xã Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần đang được nông dân khẩn trương thu hái.
  • 'Nông dân Thuận Châu tích cực phát triển kinh tế

    Nông dân Thuận Châu tích cực phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Thuận Châu đã vận động hội viên khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo.
  • 'Rừng Vàng - Điểm đến hút khách du lịch dịp nghỉ lễ

    Rừng Vàng - Điểm đến hút khách du lịch dịp nghỉ lễ

    Du lịch -
    Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Khu du lịch sinh thái Rừng Vàng, bản Noong Đúc, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La đang đón đông đảo du khách từ khắp mọi nơi tụ hội. Du khách đến đây, được hòa mình vào thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa Tây Bắc đặc sắc.
  • 'Tuyên truyền kỹ năng PCCC và CNCH, phòng ngừa đuối nước cho giáo viên, học sinh

    Tuyên truyền kỹ năng PCCC và CNCH, phòng ngừa đuối nước cho giáo viên, học sinh

    Alo 114 -
    Ngày 27/4, Công an huyện Mai Sơn đã phối hợp với Huyện đoàn Mai Sơn, Trường Tiểu học và THCS Chiềng Chăn, tổ chức chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành kỹ năng, thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, các biện pháp phòng ngừa đuối nước, tai nạn thương tích cho hơn 1400 cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.