Đổi thay Huổi Một

Từng là xã nghèo, địa bàn phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, bộ mặt nông thôn mới của xã Huổi Một, huyện Sông Mã, ngày càng một khởi sắc, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no hơn.

Đường về bản Kéo, xã Huổi Một.

Chúng tôi về thăm bản Kéo, cách trung tâm xã Huổi Một khoảng 4 km. Hai bên đường vào bản là những vườn cây ăn quả tươi tốt, xen những ngôi nhà xây kiên cố; đường nội bản được đổ bê tông, nên việc đi lại, giao thương của nhân dân thuận lợi. Ông Quàng Văn Mầng, Trưởng bản Kéo, cho biết: Từ năm 2015, bản được đầu tư xây dựng đường nhựa qua bản và 1 km đường bê tông nội bản. Bây giờ, ô tô có thể đến tận nhà, đến tận vườn để thu mua nông sản thuận lợi. Cùng với đó, huyện, xã còn cử cán bộ nông nghiệp, khuyến nông đến hướng dẫn bà con trồng cây ăn quả, chăn nuôi... Nhờ đó, số hộ nghèo giảm đáng kể, bản có 128 hộ, đến nay chỉ còn 22 hộ nghèo.

Mô hình trồng bưởi của gia đình anh Quàng Văn Xôm, bản Kéo, cho thu nhập ổn định.

Là một trong những hộ khá giả nhờ trồng cây ăn quả ở bản Kéo, anh Quàng Văn Xôm nói: Gia đình tôi có 2 ha nhãn, trong đó, 1 ha cây nhãn được trồng từ năm 1993. Những cây nhãn cũ, gia đình cải tạo bằng cách ghép mắt cho những cây còn khỏe, còn lại là thay thế bằng những gốc nhãn mới cho năng suất cao hơn. Ngoài ra, gia đình còn trồng bưởi để tăng thêm thu nhập. Nhờ cải tạo và trồng giống cây ăn quả mới, hằng năm, gia đình thu lãi trung bình từ 600 triệu đồng.

Huổi Một có gần 1.600 hộ dân. Trước đây, là địa bàn đặc biệt khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao chiếm trên 60%. Trước điều kiện xuất phát điểm thấp, xã đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững. Đồng thời, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa bàn trong xã.

Ông Phạm Quang Đức, Chủ tịch UBND xã Huổi Một, thông tin: Xã đã chỉ đạo nhân dân sản xuất lương thực, thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ. Phát triển, nhân rộng các mô hình nông lâm, lâm nghiệp, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện ghép cải tạo vườn tạp, chăm sóc, bón phân diện tích cây ăn quả hiện có và trồng mới. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung ở các bản vùng cao. Xúc tiến tiêu thụ nông sản, xây dựng và nhân rộng mô hình chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm, nông, lâm, thủy sản an toàn.

Năm 2023, nhân dân chăm sóc 560 ha nhãn, 64 ha xoài, trên 60 ha cây ăn quả khác, sản lượng đạt gần 1.000 tấn. Trồng gần 1.200 ha cây lấy củ có bột, sản lượng trên 12.000 tấn. Ngoài ra, còn chăn nuôi 3.300 con trâu bò, gần 3.400 con lợn, trên 1.000 con dê, 70.000 con gia cầm... Bên cạnh đó, xã tạo điều kiện cho trên 800 hộ vay gần 43 tỉ đồng từ các ngân hàng để phát triển sản xuất. Hiện nay, xã duy trì hoạt động 3 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn.

Cây nhãn cây trồng chủ lực của người dân xã Huổi Một.

Với phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ", xã đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất, nhất là đường giao thông. Năm 2023, xã được đầu tư gần 7,5 tỉ đồng xây dựng mới 5 nhà văn hóa bản, 1 cầu qua suối bản Nậm Pù, sửa chữa 4,4km giao thông nội bản. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều của xã còn 23%, thu nhập bình quân đạt trên 20 triệu đồng/người/năm. Xã đạt 12/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; 

Vượt qua những khó khăn, nhân dân các dân tộc xã Huổi Một đã và đang nỗ lực phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.