Điểm sáng trong quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

Từ đầu mùa khô hanh đến nay, tại nhiều địa phương, cơ sở trong tỉnh đã xảy ra cháy rừng, nhưng ở bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, toàn bộ 1.662 ha rừng vẫn xanh tốt. Nhiều năm qua, bản Lùn luôn được đánh giá là cơ sở làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng và quản lý, sử dụng tiền dịch vụ MTR, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

Nhân dân bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu làm đường băng cản lửa PCCCR.

Dẫn chúng tôi vào khu vực mà bà con vẫn hay gọi là khu “khá quai” có nghĩa là mõ trâu, vì hơn 10 năm về trước, toàn bộ diện tích 5,7 ha này là đất trống, đồi trọc và bãi hoang để bà con chăn thả trâu, bò; giờ đây đã phủ màu xanh của rừng tái sinh. Rừng được chăm sóc, bảo vệ tốt, có rất nhiều cây gỗ đường kính đã lên gần 20 cm. Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Vì Văn Hạnh bảo, kết quả đó là nhờ thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là từ khi có chính sách chi trả dịch vụ MTR, toàn bộ diện tích rừng ở bản đã có chủ, bà con có thêm sinh kế từ nghề rừng, không còn tình trạng phá rừng làm nương, bà con tích cực tham gia trồng rừng sản xuất. Vụ trồng rừng năm nay, bản đã đăng ký với Hạt Kiểm lâm huyện Mộc Châu trồng 5.000 cây tếch từ nguồn được chi trả dịch vụ MTR.

Bản Lùn có 182 hộ, trong đó có 1 chủ rừng là cộng đồng bản và 64 chủ rừng là hộ gia đình. Bắt đầu từ năm 2012, bản được chi trả tiền dịch vụ MTR, từ đó đến nay, diện tích, chất lượng rừng liên tục được tăng lên, hiện nay ở bản không còn đất trống, đồi trọc, theo đó, số tiền dịch vụ MTR được chi trả cũng tăng lên theo từng năm. Hơn 10 năm qua, trung bình mỗi năm, cộng đồng bản được chi trả từ 300-350 triệu đồng dịch vụ MTR, việc sử dụng đều họp dân công khai và đưa vào hương ước, quy ước của bản, gắn với công tác bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt,  từ năm 2018 đến nay, sau khi quy chế quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng tiền dịch vụ MTR của bản được phê duyệt, việc sử dụng thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và chính quyền xã.

Cùng với đầu tư lại cho công tác bảo vệ rừng, nhiều công trình phục vụ đời sống, sản xuất của bà con được xây dựng. Trong đó, 25 thành viên tổ bảo vệ rừng được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện phục vụ bảo vệ, PCCCR, mỗi thành viên được trả thù lao 150.000 đồng cho một lần tuần tra. Bên cạnh đó, bản đã thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm và dành 70 triệu đồng từ nguồn dịch vụ MTR để cho các thành viên vay phát triển kinh tế.

Chị Hoàng Thị Huấn, nhóm trưởng, nhóm phụ nữ tiết kiệm, chia sẻ: Nhóm phụ nữ tiết kiệm được thành lập với mục đích tạo ra một kênh tài chính để khuyến khích chị em trong bản có ý thức tiết kiệm tiền, mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào các hoạt động sinh kế, tạo thu nhập từ sản xuất, giảm lệ thuộc vào rừng.

Nhà văn hóa bản Lùn được đầu tư xây dựng khang trang.

Điểm nổi bật trong việc sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ MTR ở bản Lùn, là năm 2022, bản được nhà nước hỗ trợ 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, bản đã trích 300 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa khang trang, với đầy đủ thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm bản chi hàng trăm triệu đồng xây dựng, tu sửa hệ thống đường nội bản, liên bản, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.

Cùng bí thư Chi bộ, Trưởng bản Vì Văn Hạnh ra khu sản xuất, chúng tôi hết sức ấn tượng với hệ thống kênh mương, những ruộng ngô, ruộng lúa, rau xanh thường xuyên được cấp đủ nước, đường nội đồng được cứng hóa xe tải nhỏ có thể vào tận nơi chở nông sản.

Hệ thống kênh mương nội đồng ở bản Lùn được bê tông hóa.

Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Vì Văn Hạnh thông tin: Đến nay, toàn bộ các tuyến đường nội bản đã được bê tông hóa; 3,2 km đường nội đồng được đổ bê tông và rải cấp phối, hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố, bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất; bản đã lắp đặt gần 2 km đường điện chiếu sáng, tổng kinh phí gần 85 triệu đồng đều trích từ tiền được chi trả dịch vụ MTR. Đặc biệt, trên địa bàn vừa có doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc triển khai dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô 1,5 ha trồng dâu tây, rau sạch trong nhà kính. Doanh nghiệp vừa tổ chức tập huấn kỹ thuật, tạo điều kiện cho bà con tham gia sản xuất và giúp bản khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chia tay bản Lùn, khi bà con vừa có thêm một tin vui mới, cây cầu dân sinh qua suối ra khu sản xuất và nối với quốc lộ 37 trước đây chỉ xe máy đi được đã được khởi công xây dựng thành cầu bê tông, với tổng mức đầu tư 2,3 tỷ đồng; trong đó, nhà nước hỗ trợ 2 tỷ đồng, bản trích từ nguồn dịch vụ MTR 300 triệu đồng. Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Vì Văn Hạnh phấn khởi nói: Ở bản Lùn bây giờ không còn hộ nghèo, năm 2022, thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/người, phấn đấu năm 2023, thu nhập tăng lên hơn 55 triệu đồng/người.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.
  • 'Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Audio -
    Kính chào quý vị và các bạn. Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 19/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op • Sơn La tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 • Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại huyện Vân Hồ thành công tốt đẹp • Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 • Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống
  • 'Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Ảnh -
    Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu 2024 được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, điểm ấn tượng là 8 gian trại được trang trí theo chủ đề văn hóa đặc trưng của các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, La Ha… của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu.