Tiềm năng phát triển du lịch vùng cao Bắc Yên

Huyện vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, vẻ đẹp hoang sơ, phong cảnh hữu tình, núi non hùng vỹ. Nơi đây không chỉ có những giá trị về mặt lịch sử, mà còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao, là những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng.

 

 

Bình minh trên đỉnh Tà Xùa (Bắc Yên).

Ảnh: Huy Nghĩa

                 

Đến với Bắc Yên, du khách được trải nghiệm vườn chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi Tà Xùa, đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam; thăm vườn đào nguyên bản hay rừng sơn tra ở các xã vùng cao Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú; ngắm hồ sen xã Hua Nhàn, khám phá hang A Phủ, xã Hồng Ngài hay bãi đá cổ Khe Hổ, xã Hang Chú có nhiều điểm tương đồng với bãi đá cổ ở Sa Pa được công nhận là di tích cấp quốc gia... Bắc Yên có vùng lòng hồ sông Đà là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng hay du lịch khám phá trải nghiệm với những phiên chợ trên lòng hồ. Mảnh đất, núi rừng Bắc Yên còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hấp dẫn, sắc thái văn hóa của các dân tộc Mông, Dao, Mường, Thái với các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca, vũ điệu dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, nghề dệt, nghề rèn, nghề đan lát, đua ngựa, các môn thể thao và trò chơi truyền thống thu hút đông đảo du khách khám phá, trải nghiệm.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại Sống lưng Khủng Long, xã Háng Đồng (Bắc Yên).

Những năm gần đây, huyện Bắc Yên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ du lịch. HĐND huyện đã ban hành các nghị quyết về phát triển du lịch của huyện và kế hoạch bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc huyện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, huyện Bắc Yên đã tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đầu tư, phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch sinh thái Tà Xùa, Sống lưng Khủng Long, Hồ Sen Hua Nhàn, Đồi Pu Nhi, Ruộng bậc thang Xím Vàng, vùng lòng hồ sông Đà. Lập quy hoạch, cắm mốc giới bảo vệ, xây dựng hạ tầng giao thông và đề nghị đầu tư trùng tu tôn tạo đối với các di tích đã được xếp hạng: Hang A Phủ và Bãi đá khắc cổ Khe Hổ. Lập kế hoạch nghiên cứu, khảo sát và triển khai thí điểm mô hình “Bản văn hóa du lịch” tại xã Tà Xùa gắn với văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa (trong đó có kiến trúc nhà ở truyền thống) thành sản phẩm du lịch. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, như: Nghề rèn, làm khèn bè, nấu rượu thóc truyền thống của đồng bào dân tộc Mông; nghề dệt vải, mây tre đan của đồng bào dân tộc Mường, Thái..., nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, quà tặng phục vụ du khách.

Đồng bào dân tộc Mông ở bản Bẹ, xã Tà Xùa (Bắc Yên) hái chè shan tuyết cổ thụ.

Hằng năm, huyện tổ chức hội chợ vùng cao, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch nhằm quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người vùng cao Bắc Yên. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xúc tiến du lịch. Hiện, trên địa bàn huyện đang thực hiện quy trình triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Việt Charm Tà Xùa do Công ty cổ phần Đầu tư và du lịch VIETCHARM thực hiện với số vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn huyện có 21 cơ sở lưu trú, với 114 phòng nghỉ, với gần 400 chỗ nghỉ; có gần 100 lao động là người dân địa phương trực tiếp làm việc thường xuyên tại các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch và dịch vụ. Các cơ sở lưu trú du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, trải nghiệm du lịch trên địa bàn.

                 

Ông Phạm Thanh Bình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Yên, cho biết: Những tháng đầu năm nay, trước diễn biến dịch bệnh COVID-19, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng giảm so với mọi năm. Tận dụng khoảng thời gian không đón khách du lịch do giãn cách xã hội, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng vận động, tuyên truyền các cơ sở lưu trú, du lịch đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách trong và ngoài nước. 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đón gần 18.000 lượt khách, trong đó có 226 khách quốc tế, doanh thu ước đạt 9,4 tỷ đồng.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại đồi Pu Nhi, xã Phiêng Ban (Bắc Yên).

Huyện Bắc Yên đang xây dựng thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của huyện vùng cao, phát triển theo hướng du lịch xanh và bền vững, gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; kết nối du lịch với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, của quốc gia; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.
  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.