Thu nhập cao từ nhãn chín sớm ở Sông Mã

Còn hơn một tháng nữa mới là thời điểm thu hoạch nhãn chính vụ, nhưng ở huyện Sông Mã những ngày này, nhiều hộ dân đã bắt đầu vào vụ thu hoạch nhãn chín sớm. Đó là thành quả của người dân khi biết ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, "điều khiển" nhãn ra hoa, đậu quả sớm trước thời vụ.

 

Chúng tôi đến xã Chiềng Khoong, một trong những xã có nhiều hộ thực hiện ghép nhãn chín sớm. Gia đình anh Nguyễn Văn Trung, bản Tân Hưng là một trong những hộ đi đầu và có kinh nghiệm trong việc thực hiện kỹ thuật ghép nhãn chín sớm, từ 5 năm trước, anh đã bắt đầu thử nghiệm ghép và thực hiện kỹ thuật cho cây nhãn ra hoa, đậu quả sớm hơn 1 tháng. Hiện, gia đình anh có hơn 200 cây nhãn chín sớm, trong đó, 100 cây đã cho thu hoạch, mỗi năm được hơn 1 tấn quả, bán với giá trung bình từ 42.000 đồng đến 43.000 đồng/kg, có thời điểm gia đình anh bán được giá hơn 50.000 đồng/kg. 

 

 

Vườn nhãn chín sớm của gia đình anh Nguyễn Văn Trung, bản Tân Hưng, xã Chiềng Khoong

 

Đưa chúng tôi thăm vườn nhãn chín sớm sai trĩu cành, những trùm nhãn to đều chín căng mọng, anh Trung cho biết: Gia đình chủ yếu trồng nhãn miền, đến chính vụ thường cho giá thấp, chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tìm hiểu về nhãn chín sớm, anh đã mạnh dạn mua giống về tự ghép thử nghiệm, thấy hiệu quả nên mở rộng thêm. So với nhãn chính vụ, để cây nhãn ra hoa, đậu quả sớm thì phải thực hiện kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt, tốn rất nhiều công và phải đúng thời kỳ, thời điểm; sau khi thu hoạch phải theo dõi sát sao sự phát triển của cây nhãn và căn cứ vào thời tiết để xác định thời điểm tác động; thường thì từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hằng năm thì bắt đầu khoanh cành, kích thích cho cây ra hoa; đến khi vỏ cây nhãn liền thì phải tiến hành tưới nước đầy đủ, thường xuyên duy trì độ ẩm và bón phân, đảm bảo dinh dưỡng cho cây nhãn.

 

 

Người dân xã Chiềng Khoong thu hoạch nhãn chín sớm.

 

 

Người dẫn xã Huổi Một thu hoạch nhãn chín sớm.

 

Tìm hiểu thêm về mô hình nhãn chín sớm, chúng tôi tới bản Pá Công, xã Huổi Một. Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, có 1 ha nhãn chín sớm, đã thu được hơn 6 tấn quả, bán giá trung bình là 45.000 đồng/kg, mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng. Chị Thu phấn khởi, chia sẻ: Thực hiện nhãn chín sớm cần rất nhiều công, nhất là đầu tư hệ thống nước tưới, nhưng lại cho giá trị kinh tế rất cao. Hiện, gia đình mong được vay các nguồn vốn ưu đãi để có điều kiện đầu tư nhân rộng mô hình nhãn chín sớm lên 3 ha.

 

Vườn nhãn chín sớm của người dân xã Chiềng Khoong

 

Ông Nguyễn Tiến Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Huyện Sông Mã hiện có trên 7.000 ha nhãn, trong đó diện tích nhãn chín sớm chiếm hơn 40 ha, chủ yếu người dân tự làm, tập trung ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Yên Hưng, Huổi Một... Với nhãn chín sớm đã đem đến cho bà con nhân dân giá trị cao gấp 2-3 lần. Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến khích và hướng dẫn bà con ghép nhãn chín sớm trên các giống nhãn T6 để thực hiện rải vụ nhãn để có giá trị cao hơn. Đồng thời khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn, không sử dụng chất kích thích, chất cấm trong quá trình chăm sóc, bảo quản; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và phải bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch...

 

Mô hình nhãn chín sớm ở Sông Mã vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp, được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến đặt mua. Đây là tín hiệu vui, cho thấy việc phát triển các giống nhãn chín sớm bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Để nâng tầm giá trị và phát triển bền vững, cần sự quan tâm vào cuộc của các ngành chức năng trong chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhãn chín sớm, hướng dẫn người dân thực hiện mô hình thâm canh nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, để thương hiệu nhãn Sông Mã ngày càng vươn xa.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quyết liệt hơn nữa trong công tác đảm bảo TTATGT

    Quyết liệt hơn nữa trong công tác đảm bảo TTATGT

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
  • 'Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Nông thôn mới -
    70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là “túi bom” hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của Thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường. Ghi nhận những đóng góp của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cò Nòi đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Xứng đáng với truyền thống anh hùng, Cò Nòi hôm nay đang từng ngày khởi sắc.
  • 'Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả tháng 4/2024.
  • 'Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 24/4, Trường Chính trị tỉnh Sơn La phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Đề án số 03-ĐA/TU ngày 30/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đợt I). Dự lễ khai giảng có đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
  • 'Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 4; triển khai nhiệm vụ tháng 5.
  • 'Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch -
    Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
  • 'Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Những ngày cuối tháng 4, thăm Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, được nghe, tìm hiểu khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi càng tự hào về đoàn quân giải phóng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Khoa Giáo -
    Với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, sau hơn 3 năm thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên 66% số trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn chuyển biến rõ nét; tích cực thực hiện chuyển đổi số giáo dục.
  • 'Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Kinh tế -
    Khai thác tiềm năng nguồn nước, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại huyện Quỳnh Nhai, mô hình hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích.
  • 'Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Xã hội -
    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, huyện Bắc Yên đã tập trung chỉ đạo chủ động các phương án quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • 'Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Kinh tế -
    Là địa bàn thuộc khu vực lòng hồ sông Đà, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ có diện tích tự nhiên trên 5.200 ha với địa hình nhiều nương bãi, đồng cỏ. Tận dụng lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường.
  • 'Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Bản Quyết Thắng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã những năm trở lại đây đang có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển; cả bản có 62 hộ, nhưng hiện chỉ còn 1 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm. Năm 2023, Chi bộ bản Quyết Thắng được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả đó có vai trò đóng góp của bí thư chi bộ, trưởng bản Bùi Thị Dung.