Sơn La sẵn sàng cho vụ xuất khẩu nhãn 2019

Thời điểm này, tỉnh ta đang bước vào vụ thu hoạch nhãn và chuẩn bị xuất khẩu những lô hàng đầu tiên trong năm ra các thị trường trong và ngoài nước. Ngay từ đầu năm, tỉnh ta đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, HTX cùng người dân đã kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ nhãn trong và ngoài nước.

Đông đảo người dân Hà Nội tham quan và mua nhãn của Sơn La.

Chất lượng nhãn năm 2019 được đánh giá có tiến bộ vượt bậc so với năm 2018 do các hộ gia đình, HTX trồng nhãn đã chủ động hơn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, như cải tiến giống, áp dụng quy trình quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGap trong canh tác, quản lý chất lượng, đăng ký chất lượng, đăng ký cấp mã vùng trồng. Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La, cho biết: Nhằm tạo môi trường kinh doanh, tỉnh Sơn La cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng nông sản cung cấp những sản phẩm tốt, an toàn tới người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh có 15.090 ha nhãn, tăng 2,91 lần so với năm 2015; sản lượng năm 2019 ước đạt 73.000 tấn, tăng 1,81 lần so với năm 2015. Các giống nhãn, như nhãn lồng Hưng Yên, nhãn chín sớm, chín muộn... cho năng suất cao đạt trên 12 tấn/ha. Nhãn Sơn La đã được cấp 45 mã số vùng trồng, với diện tích 2.227 ha, sản lượng 33.411 tấn. Tỉnh Sơn La đã triển khai xây dựng các vùng sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP, Organic...) trong sản xuất, chế biến, bảo quản an toàn cho quả nhãn.

Các đại biểu dự Tuần lễ tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm nhãn Sơn La.

Theo kế hoạch, năm nay, tỉnh Sơn La sẽ xuất khẩu sản phẩm nhãn quả tươi sang thị trường các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE... khoảng 8.100 tấn, giá trị hàng hóa ước đạt 8,8 triệu USD. Đối với sản phẩm nhãn chế biến xuất khẩu dự kiến là 1.720 tấn, giá trị hàng hóa ước đạt trên 1,8 triệu USD, chủ yếu ở các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc... Tại thị trường trong nước, tỉnh Sơn La liên kết với các tỉnh, thành phố, như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Bắc Giang, Lạng Sơn… tiêu thụ nhãn theo các kênh phân phối trong nước, như các chợ đầu mối, chợ truyền thống bán lẻ; dự kiến sản lượng tiêu thụ khoảng 40.000 tấn. Đây là tín hiệu vui đối với các HTX, người nông dân trồng nhãn.

Chúng tôi có mặt Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019 khai mạc sáng ngày 19/7, tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội). Sự kiện đã thu hút đông đảo người dân Hà Nội, một số tỉnh thành lân cận, thậm chí cả du khách nước ngoài tham gia; chúng tôi cảm nhận được sự đón nhận rất tích cực sản phẩm nhãn và các mặt hàng nông sản khác của Sơn La từ phía khách hàng. Đây là lần thứ hai, Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La được tỉnh ta phối hợp tổ chức, nhằm quảng bá, kích cầu, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh nói chung, sản phẩm nhãn nói riêng. Chị Nguyễn Thị Mai Lan (Thanh Xuân, Hà Nội), chia sẻ: Đây là lần thứ hai tôi tham quan các gian hàng trưng bày nông sản của Sơn La. Tôi đặc biệt chú ý tới sản phẩm nhãn của tỉnh, vì nhãn của Sơn La có vỏ căng mịn, cùi trắng, dày và hạt nhỏ; khi ăn có vị ngọt thanh vừa phải, cùi rất giòn, mùi thơm. Nhiều năm trước, gia đình tôi thường phải mua nhãn bán trôi nổi trên các tuyến phố, vừa không rõ nguồn gốc, vừa không an toàn. Qua buổi tham quan lần này, tôi hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng nhãn của Sơn La...

Sông Mã hiện là địa phương có nhiều diện tích nhãn nhất trong tỉnh. Những năm gần đây, các HTX, người nông dân đã tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobaGAP, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, huyện tham gia các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch của tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo các HTX xây dựng kế hoạch tiêu thụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp. Năm 2019, huyện dự kiến xuất khẩu 25 tấn nhãn quả tươi sang thị trường Australia, Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, huyện đang tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, tập đoàn với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cây ăn quả để xuất khẩu nhãn.

Đông đảo người dân Hà Nội tham quan và mua nhãn Sơn La.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, cho biết: Toàn huyện hiện có  6.736 ha nhãn, năng suất đạt từ 10 - 15 tấn/ha, sản lượng ước trên 30.000 tấn. Huyện có 41 HTX nông nghiệp; trong đó, 17 HTX tham gia sản xuất nhãn theo chuỗi giá trị với diện tích 358 ha. Nhằm thực hiện chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, trong 3 năm (2016-2018), huyện đã xây dựng và thực hiện các mô hình áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch (VietGAP) với các hộ thành viên của 9 HTX sản xuất nhãn tham gia, diện tích 318 ha. Đến nay, đã hoàn thành việc bàn giao Giấy chứng nhận cho các HTX, với sản lượng gần 3.000 tấn/năm. Trên địa bàn huyện hiện có 298 cơ sở chế biến, chủ yếu là chế biến long nhãn (năm 2019 đã có 10 cơ sở, HTX sấy long nhãn bằng lò hơi công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn thực phẩm)... Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật đánh giá cấp mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang Úc, với diện tích 26,35 ha, tại 3 HTX; sản lượng ước đạt trên 260 tấn. Năm 2019, huyện đã đề nghị thẩm định và cấp thêm 7 mã vùng trồng xuất khẩu sang Úc, với diện tích 49 ha; 7 mã vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc, diện tích 55 ha, sản lượng ước đạt trên 550 tấn.

Qua công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm nhãn quả tươi, long nhãn của tỉnh ta được đánh giá tốt, có đặc trưng riêng về mẫu mã, hương vị, có tính trái vụ, đáp ứng cơ bản các điều kiện về xuất xứ, chất lượng, mẫu mã để tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng, các HTX, nông dân Sơn La đã chinh phục được người dùng bằng chất lượng, uy tín và sự ổn định của các mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
  • 'Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
  • 'Khẩn trương khống chế dịch bệnh lở mồm long móng ở xã Bản Lầm

    Khẩn trương khống chế dịch bệnh lở mồm long móng ở xã Bản Lầm

    Huyện Thuận Châu -
    Từ ngày 10/3 phát hiện gia súc trâu bò của 1 hộ gia đình bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, tính đến ngày 28/3, tại bản Pùa, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, có 50 con bò của 18 hộ dân bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, đã tiêu hủy 5 con, trọng lượng hơn 900 kg. Huyện Thuận Châu đang tập trung khống chế dịch bệnh khẩn trương, không để lây ra diện rộng.
  • 'Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.
  • 'Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
  • 'Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

    Audio -
    Tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, Đảng bộ xã Chiềng Khoi đã phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, giúp nhân dân trong xã tăng thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư

    Khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư

    Audio -
    Mai Sơn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có các tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 4G. Vị trí địa lý thuận lợi, diện tích tự nhiên rộng, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, như mía, sắn, cà phê, vùng cây ăn quả phục vụ cho các nhà máy chế biến... là những điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư vào địa bàn.