Người góp phần gìn giữ văn hóa Mường

Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Đinh Văn Cung, tổ 8, phường Tô Hiệu (Thành phố) vẫn miệt mài nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Mường và xuất bản thành các tác phẩm văn học, giữ lại cho con cháu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

 

Ông Đinh Văn Cung và những tác phẩm của mình.

                 

Qua câu chuyện với ông Đinh Văn Cung, được biết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Việt Bắc tại Thái Nguyên, khoa Lý luận phê bình, năm 1972, ông tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng sư phạm cấp II Tây Bắc (nay là Trường Đại học Tây Bắc). Sau đó, ông chuyển công tác sang dạy tại Trường Chính trị tỉnh... Năm 2004, ông nghỉ chế độ hưu trí, dành nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện những tác phẩm về văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường.

                 

Ông Cung chia sẻ: Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Mường, gần 20 năm qua, tôi đã sưu tầm và xuất bản được 3 tác phẩm song ngữ Việt - Mường, đó là: “Dân ca Mường Sông Đà”; “Chuyện tình Khói Va”; “Khôồng Voái Ló” (Gọi hồn lúa), đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn.

                 

Khi sưu tầm cuốn sách đầu tiên “Dân ca Mường sông Đà”, ông Cung đã đi nhiều bản thuộc vùng lòng hồ sông Đà của các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu... để thu thập, nghiên cứu, tìm hiểu từ hàng trăm nghệ nhân ở các vùng Mường. Trong chuyến đi sưu tầm, ông bị tai nạn, sau nhiều năm chữa trị, hồi phục một phần sức khỏe, ông lại tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành cuốn sách, gồm 193 bài hát, có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc. Tác phẩm này đoạt giải B Cuộc thi sáng tạo văn học, nghệ thuật tỉnh, với chủ đề “Sơn La 120 năm hình thành và phát triển”, tổ chức vào tháng 9/2015.

                 

Còn cuốn sách “Khôồng Voái Ló” (Gọi hồn lúa) lại nghiên cứu về tâm linh. Đây là tác phẩm  kể về sự ra đời của đất trời, con người... Tác phẩm đã đoạt giải B, giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của tỉnh, đợt II (giai đoạn 2018 - 2020) và đoạt giải khuyến khích do Ban Chỉ đạo giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Trung ương trao tặng vào tháng 5/2020.

                 

Mặc dù đã gần tuổi 80, nhưng ông Đinh Văn Cung vẫn ấp ủ nhiều dự định trong sáng tác, nghiên cứu văn hóa Mường. Những tác phẩm mà ông đã sưu tầm và thể hiện sẽ là nguồn tư liệu quý, để nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng, cả nước nói chung nghiên cứu, tìm hiểu và thêm trân trọng giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc Mường.

Hạnh Vi
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.