Người dịch bài nói chuyện của Bác Hồ tại Thuận Châu

Tình cờ một lần tới Bảo tàng tỉnh, tôi nghe thuyết minh viên giới thiệu về ông Quàng Đôn (tên thật là Quàng Văn Đức) thành viên tổ Thanh niên cứu quốc (Mú nóm chất mương), là người vinh dự được chọn phiên dịch bài nói chuyện của Bác Hồ tại Lễ mít-tinh ở Thuận Châu năm 1959. Vậy là tôi đi tìm gặp các nhân chứng, thu thập tư liệu để biết thêm về ông.

 

Bức ảnh ông Quàng Đôn đang dịch bài nói của Bác Hồ tại Lễ mít-tinh ở Thuận Châu.

Chàng trai dân tộc Thái yêu nước

Để tìm hiểu về tổ chức Thanh niên cứu quốc - tổ chức cách mạng đầu tiên ở Sơn La và cá nhân ông Quàng Đôn, tôi liền tìm gặp đồng chí Vương Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh. Qua đó, tôi nắm được khá nhiều thông tin: Tháng 5/1940, Chi bộ Nhà tù Sơn La đại hội, bầu Ban chi uỷ do đồng chí Tô Hiệu làm Bí thư. Đại hội đã đề ra 5 nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, trong đó có tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng cơ sở cách mạng bên trong và bên ngoài nhà tù. Chi bộ phân công các đồng chí: Lưu Đức Hiểu, Nguyễn Văn Trân, Mai Đắc Bân, Trần Huy Liệu thành lập tổ chức Thanh niên cứu quốc vùng tỉnh lỵ và châu lỵ Mường La năm 1943, gồm 2 tổ: Tổ Mường La gồm các đồng chí: Cầm Văn Thinh, Hoàng Khun (Lù Văn Phụi), Lò Văn Giá, Lô Xuân (Quàng Văn Pâng), do đồng chí Cầm Văn Thinh phụ trách; Tổ tỉnh lỵ gồm Chu Văn Thịnh, Tòng Lanh, Nguyễn Phúc, Quàng Đôn, do đồng chí Chu Văn Thịnh phụ trách. 

Đồng chí Vương Ngọc Oanh còn cho biết thêm: Sau khi được giác ngộ, huấn luyện, Tổ thanh niên cứu quốc tỉnh lỵ đã phối hợp với Tổ thanh niên cứu quốc Mường La tuyên truyền, vận động nhân dân các bản Tông, Hụm, Phiêng Ngùa (thuộc xã Chiềng Xôm), phát đơn tố giác chính sách hà khắc, ức hiếp của các chức dịch địa phương, đòi giảm thuế, chia ruộng cho nhân dân, giảm phụ thu và nhiều khoản đóng góp, cống nạp vô lý khác... Năm 1943, Chi bộ Nhà tù Sơn La với sự giúp sức của tổ chức Thanh niên cứu quốc địa phương, trực tiếp do anh Lò Văn Giá dẫn đường, đã tổ chức vượt ngục thành công cho 4 đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Trân và Lưu Đức Hiểu.

Tham gia Tổ Thanh niên cứu quốc vùng tỉnh lỵ, ông Quàng Đôn là một trong những thanh niên học sinh tích cực tham gia các phong trào yêu nước trước và trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Tháng 10/1945, UBND cách mạng lâm thời châu Mường La được thành lập, ông Quàng Đôn làm Phó Chủ tịch kiêm Phó Chủ nhiệm Châu bộ Việt Minh. Năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm Sơn La, các cơ quan của tỉnh và các huyện rút về Mộc Châu xây dựng căn cứ địa. Tại đây, Tỉnh ủy Sơn La thành lập 2 đội xung phong vũ trang tuyên truyền bí mật tiến sâu vào vùng hậu địch gây cơ sở kháng chiến. Ông Quàng Đôn là một trong 10 đội viên của Đội Chiến Thắng, hoạt động tại địa bàn Mường La và quanh vùng tỉnh lỵ. Cuối năm 1949, Ủy ban Hành chính kháng chiến Mường La được thành lập do ông làm Chủ tịch, cùng Đảng bộ, chính quyền huyện Mường La lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Tháng 12/1952, Đảng bộ huyện Mường La tổ chức Hội nghị kiện toàn Ban Thường vụ, ông Quàng Đôn được cử làm Thường trực huyện ủy (lúc đó không có Phó Bí thư)... 

Tìm hiểu quá trình công tác của ông Quàng Đôn tại Mường La, chúng tôi gặp Trung tá Phạm Hồng Hà, nguyên Trưởng Ban Khoa học quân sự - Lịch sử quân sự (Bộ CHQS tỉnh), nguyên Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh, được biết: Đội Chiến Thắng khi đó hoạt động dọc sông Đà phát triển lên Mường La, trải suốt các địa bàn Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Ngọc Chiến, sang cả bên Nghĩa Lộ, Chế Tạo, Tà Dông (Yên Bái) và Khu cách mạng 99 ở Bắc Yên. Hoạt động liên tục, rất có uy tín, được nhân dân ủng hộ, ông Quàng Đôn luôn gần gũi quần chúng, tuyên truyền họ đi theo kháng chiến, giúp cán bộ cách mạng. Ở Mường La, đồng bào được giác ngộ, nuôi giấu cán bộ, bởi khu Ít Ong, Mường Chùm, Mường Pia, Chiềng Lao cũng có các đồn địch chiếm đóng...

 

Và những chuyện chưa kể

Một buổi chiều nắng đẹp, trong căn nhà nhỏ ở tổ 8, phường Tô Hiệu (Thành phố), chúng tôi được ông Nguyễn Tân Hòa, nhân viên đánh máy chữ tại Ủy ban hành chính thời đó kể cho nghe câu chuyện ông Quàng Đôn dịch bài nói chuyện của Bác Hồ 60 năm trước. Đã 87 tuổi, nhưng ông Hòa vẫn rất minh mẫn, ông kể: Sáng ngày 7/5 diễn ra lễ mít-tinh. 4h sáng, ông Quàng Đôn (lúc đó là Chánh Văn phòng Khu tự trị Thái - Mèo) gọi tôi dậy đánh máy bài nói chuyện của Bác Hồ. Được biết, ông Đôn đã thức suốt đêm để dịch bài nói chuyện của Bác ra tiếng Thái. Tôi đếm được 1.410 từ. Bài nói của Bác Hồ ngắn gọn, xúc tích nhưng rất dễ hiểu, dễ nhớ.

 

Đồng chí Quàng Đôn (người thứ 3 hàng dưới từ bên phải sang)

và các đồng chí trong tổ chức Thanh niên cứu quốc tại Bảo tàng tỉnh Sơn La.

 

Ông Lò Văn Lả, nguyên Trưởng Ban tiếng Thái của Đài Tây Bắc thời kỳ đó thì kể: Ông Đôn dịch bài nói của Bác Hồ tại Lễ mít-tinh ở Thuận Châu rất sát ý. Ông Quàng Đôn rất am hiểu văn hóa Thái, hát đối đáp rất giỏi. Ông tự học chữ Thái, không có trường lớp, chỉ tự học hỏi nhưng phiên dịch rất hay, rất chuẩn. Khi ông Quàng Đôn làm Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng khu Tây Bắc, ông cũng đã chỉ đạo sưu tầm và biên soạn cuốn “Bông ban đầu mùa” viết về Anh hùng Lò Văn Giá. Khi làm Giám đốc Đài Phát thanh Tây Bắc, ông tổ chức các thành viên thực hiện chương trình tiếng dân tộc rất tốt; còn chịu khó đi Văn Chấn, Lai Châu, Mường Tè, Điện Biên... để mời các nhân vật hát hay, hát giỏi người dân tộc Thái về Đài hát trên sóng phát thanh, phục vụ nhân dân.

Tìm hiểu thêm về gia đình ông, được biết ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (bí danh Hà Thị Hom) một phụ nữ trong gia đình có truyền thống cách mạng; bà tham gia cách mạng từ năm 1946 khi mới 18 tuổi; từng giữ chức Hội trưởng Hội Phụ nữ Mộc Hạ; Thẩm phán Tòa án Khu tự trị Tây Bắc; Ủy viên Ủy ban Viện Kiểm sát khu tự trị Tây Bắc. Con trai ông, Đại tá Quàng Tâm, nguyên Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Sơn La, tâm sự: Trong chiến tranh, ông luôn phải hoạt động bí mật ở khu căn cứ kháng chiến nên không có thời gian chăm sóc vợ con. Hòa bình lập lại, cả đất nước bộn bề những khó khăn, vất vả. Ngày đó, chúng tôi thường theo bố vào rừng chặt củi, chặt tre về rào vườn, tăng gia sản xuất. Trong các chuyến đi rừng ấy, ông dạy chúng tôi cách đặt bẫy săn thú, bắt ong rừng. Ông rất nghiêm khắc, luôn giáo dục các con tính trung thực, ý chí vươn lên, sống có tâm, có đức...  

Đại tá Quàng Tâm cũng kể cơ duyên của gia đình khi có được bức ảnh quý chụp ông Quàng Đôn đang phiên dịch bài nói chuyện của Bác Hồ tại Lễ mít-tinh ở Thuận Châu. Dịp đó, cô em gái út đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội, thấy bức ảnh treo trong phòng triển lãm đã xin chụp lại. Sau đó, gia đình đã in phóng cho các thành viên treo nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, làm nguồn động lực để mỗi thành viên cố gắng, nỗ lực thi đua lao động, học tập, công tác.

Từng “vào sinh ra tử”, bao lần thoát hiểm vòng vây của kẻ thù, nhưng lại không thắng nổi “mệnh trời”, ông Quàng Đôn mất đột ngột sau một cơn tai biến tại Bệnh viện Việt - Xô, khi đang đi dự một hội nghị tại Hà Nội năm 1977, khi đó ông mới 52 tuổi, đang là Giám đốc Đài Phát thanh Sơn La (chia tách từ Đài Phát thanh khu Tây Bắc). Ngày ông mất, nhiều cán bộ, nhân dân ở các bản vùng cao của xã Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Hoa nơi ông từng công tác, lặn lội ra tận thị xã Sơn La để thắp nén hương vĩnh biệt ông - người thầy, người đồng chí, người anh em đáng kính, luôn tận tâm, tận tụy với công việc.

Với những công lao đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ngày 20/8/2000, ông Quàng Đôn đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Ông là đại diện sinh động của thế hệ thanh niên các dân tộc Tây Bắc, luôn mang lý tưởng cao đẹp, đi theo cách mạng, đóng góp một phần công sức vì sự nghiệp cách mạng.

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
  • 'Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
  • 'Khẩn trương khống chế dịch bệnh lở mồm long móng ở xã Bản Lầm

    Khẩn trương khống chế dịch bệnh lở mồm long móng ở xã Bản Lầm

    Huyện Thuận Châu -
    Từ ngày 10/3 phát hiện gia súc trâu bò của 1 hộ gia đình bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, tính đến ngày 28/3, tại bản Pùa, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, có 50 con bò của 18 hộ dân bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, đã tiêu hủy 5 con, trọng lượng hơn 900 kg. Huyện Thuận Châu đang tập trung khống chế dịch bệnh khẩn trương, không để lây ra diện rộng.
  • 'Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.
  • 'Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
  • 'Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

    Audio -
    Tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, Đảng bộ xã Chiềng Khoi đã phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, giúp nhân dân trong xã tăng thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư

    Khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư

    Audio -
    Mai Sơn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có các tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 4G. Vị trí địa lý thuận lợi, diện tích tự nhiên rộng, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, như mía, sắn, cà phê, vùng cây ăn quả phục vụ cho các nhà máy chế biến... là những điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư vào địa bàn.