Ngành nông nghiệp phấn đấu giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40 tỷ USD trong năm 2018

Trong năm 2018, ngành nông nghiệp phấn đấu mục tiêu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, 52 huyện và 37% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra đối với ngành nông nghiệp tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, diễn ra sáng 4/1 tại Hà Nội.

Quang cảnh Hội nghị.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2017, ngành nông nghiệp triển khai kế hoạch trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức. Biến đổi khí hậu phức tạp gây nhiều hình thái thời tiết dị thường; thiên tai bão, lũ xảy ra liên tiếp trên khắp cả nước. Thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, cạnh tranh gay gắt. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; quy mô sản xuất của ngành còn nhỏ lẻ, phân tán.

Tuy vậy, với nỗ lực vượt khó vươn lên, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, giá trị sản xuất tăng 3,16% so với năm 2016. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn. Bộ đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, bố trí cơ cấu giống, cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, vùng miền gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với thời tiết khí hậu. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khẩn trương khôi phục lại sản xuất sau thiên tai. Vì vậy, sản lượng nhiều loại nông sản tăng mạnh trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, đáp ứng dồi dào nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm đã chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi.

Trong năm, các địa phương đã chuyển 185,7 nghìn ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại rau, hoa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, mặc dù diện tích và sản lượng lúa cả năm giảm nhưng nhiều loại rau màu, cây công nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả tăng 52,5 nghìn ha và sản lượng tăng 555,9 nghìn tấn (6,2%) so với năm 2016. Nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ đã đem lại thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lúa. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng khoảng 2,23%, cao hơn mục tiêu đề ra (2%).

Thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng được mở rộng, tháo gỡ nhiều rào cản, vướng mắc cho xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Vì vậy, trong năm hầu hết các loại nông sản được tiêu thụ kịp thời, giá ở mức có lợi cho nông dân, xuất khẩu tăng mạnh (trừ mặt hàng thịt lợn 9 tháng đầu năm tồn kho nhiều, giá giảm). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 36,37 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 13% so với năm 2016; thặng dư thương mại đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016. Nhiều mặt hàng có kim ngạch tăng cao, trong đó, rau quả tăng 40,5%; cao su tăng 35,6%, gạo tăng 23,2%, điều tăng 23,8%, tôm tăng 22,3%, đồ gỗ và lâm sản tăng 9,2%... Vẫn duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều. Ngay từ những ngày đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã phát động chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai trong hệ thống ngân hàng thương mại gói tín dụng ưu đãi (100 nghìn tỷ đồng) cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Trong năm, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 3 Hội nghị và Diễn đàn về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ ngày càng được chú trọng phát triển. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và đã đầu tư hàng tỷ USD, đạt được những thành công rõ rệt.

Dù vậy, theo đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Cơ cấu lại nông nghiệp đạt kết quả chưa đồng đều, vẫn còn địa phương lúng túng trong triển khai và kết quả chưa rõ ràng. Năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân cải thiện còn chậm.

Biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, nhưng vẫn còn có sự chủ quan, thiếu quyết liệt ở một số địa phương trong công tác phòng, chống dẫn đến thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành, kết cấu hạ tầng và đời sống của người dân.

Cùng với đó, công nghiệp chế biến chậm phát triển; công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập nên đã xảy ra tình trạng cung vượt cầu ở một số sản phẩm (thịt lợn, dưa hấu), nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ. Tình trạng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, phá rừng và khai thác thủy sản trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong năm 2018, ngành nông nghiệp xác định mục tiêu trọng tâm là ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác. Tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiến tạo và hành động quyết liệt, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả hơn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương ngành NN&PTNT, các địa phương trong cả nước, bà con nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân đã tham gia phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đóng góp vào bức tranh tổng thể chung của nền kinh tế nước nhà.

Theo Thủ tướng, năm 2017, thiên tai lũ lụt diễn ra khốc liệt, nhưng chúng ta đạt và vượt những mục tiêu quan trọng so với năm 2016. “Năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành đạt 2,9%, gấp trên 2 lần so với năm 2016, đặc biệt một số lĩnh vực rất thành công như xuất khẩu rau củ quả, thủy sản, chế biến gỗ,… trong đó, lần đầu tiên rau củ quả Việt Nam vượt mức xuất khẩu dầu thô và gạo. Xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt gần 37 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 8,55 tỷ USD” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những bất cập của ngành nông nghiệp. Cụ thể, việc triển khai tái cơ cấu ngành chưa mạnh mẽ, vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ và tiểu nông.

Vi phạm trong lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn lớn, như đánh bắt hải sản bất hợp pháp, EU rút thẻ vàng với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; tình trạng phá rừng, nhất là rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; năng suất lao động của ngành còn thấp. Tình trạng sản xuất nông nghiệp còn bị động, tình trạng được mùa mất giá vẫn còn tái diễn, giá trị gia tăng còn thấp. Đời sống của một bộ phận nông dân, ngư dân, diêm dân, đặc biệt vùng xảy ra thiên tai, vùng núi vẫn còn khó khăn; cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, hồ đập, kênh mương xuống cấp,…dẫn đến mối lo lắng khi có thiên tai, bão lũ xảy ra. Đặc biệt, chưa có nhiều mô hình liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp nông nghiệp đã có tiến bộ nhưng còn ít, hiện nay chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước và quy mô còn nhỏ.

Trong năm 2018, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp cần tạo được chuyển biến rõ nét hơn trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, hiệu quả sức cạnh tranh gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, 52 huyện và 37% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu này, ngay từ đầu năm, các địa phương tổ chức cần triển khai quyết liệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là Nghị quyết 01 của Chính phủ. Thủ tướng nhấn mạnh: “Các địa phương và ngành nông nghiệp quan tâm xử lý những vấn đề bức xúc mà ngành nông nghiệp nông thôn đang đặt ra, quản lý tốt đầu vào từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; đầu ra là thị trường. Và, tổ chức sản xuất cần được quan tâm, vấn đề môi trường ở nông thôn cũng cần được chú trọng với khoảng 13 triệu tấn rác mỗi năm”.

Thủ tướng yêu cầu đổi mới tư duy tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, sạch, thông minh. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhân rộng các mô hình sáng tạo, cách làm hay của các doanh nghiệp, địa phương như mô hình tích tụ ruộng đất thu hút công nghệ cao. Làm sao người dân không bị mất đất nhưng vẫn có điều kiện sản xuất lớn.

Đặc biệt, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế lâm nghiệp và công tác dịch vụ hậu cần – lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng mô hình thương phẩm đến vấn đề xây dựng thương hiệu từ lúa gạo đến nghiên cứu thị trường trước khi đi vào sản xuất. Chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN&PTNT cần có các giải pháp nhằm giảm chi phí vận chuyển. Bộ Công Thương phối hợp Bộ NN&PTNT đàm phán mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với đó, Bộ NN&PTNT bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, rà soát đổi mới cơ chế chính sách; rà soát chính sách đất đai nhằm tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh sản xuất./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Phóng sự -
    Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò nòng cốt, chuyên trách của lực lượng Bộ đội Biên phòng, cùng sự tham gia tích cực của nhân dân, những năm qua, khu vực biên giới của tỉnh ta luôn được giữ vững, ổn định, tạo nên bức tường thành vững chắc, bảo vệ và xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/7-5-2024) và nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19-4, tại trụ sở Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
  • 'Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Alo 114 -
    Ngày 19/4, BHXH tỉnh Sơn La và Công ty cổ phần kỹ thuật Seen đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho 35 thành viên Đội PCCC và CNCH cơ quan BHXH tỉnh Sơn La và công nhân Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sơn La.
  • 'Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
  • 'Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Văn hoá - Xã hội -
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 19/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thăm và chuyển trao quà tặng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên và Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La cho 11 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điên Biên Phủ, đang sinh sống trên địa bàn thành phố Sơn La.
  • 'Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Kinh tế -
    Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra nắng nóng kéo dài, ít mưa nên lượng nước tại các công trình hồ chứa, sông, suối, đập giảm mạnh. Qua thống kê, có hơn 88 ha lúa vụ xuân có khả năng bị hạn. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn.
  • 'Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Kinh tế -
    Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, huyện Thuận Châu đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây ăn quả vào trồng ở những diện tích cây nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch đạt hiệu quả cao và đang được nhân rộng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 19/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự diễn tập có các đồng chí: Đại tá Tô Quang Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn (PCCCR-TKCN); lãnh đạo một số ban, ngành, Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Huyện Mộc Châu -
    Trong 6 ngày (từ 14 đến 19/4), Trung tâm Chính trị huyện Mộc Châu đã phối hợp với Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện tổ chức 4 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ 242 cán bộ hội người cao tuổi xã, bản và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thành viên câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của 4 xã Tà Lại, Hua Păng, Quy Hướng, Nà Mường.
  • 'Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Emagazine -
    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, không gian sống động, ghi dấu về chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm xưa, với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày phong phú. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách tham quan Bảo tàng ngày càng tăng.
  • 'Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

    Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

    Văn hoá - Xã hội -
    Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách với các nội dung, chủ đề, lĩnh vực phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân, thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều đơn vị và bạn đọc.