Khởi sắc nông thôn mới

Thời khắc cận kề xuân mới Kỷ Hợi 2019, lần lượt thêm 10 xã tưng bừng đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 26 xã. Diện mạo nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của bà con được nâng lên, bình quân đạt 10,3 tiêu chí/xã, không còn xã thuộc nhóm khó khăn dưới 5 tiêu chí, càng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

trao Bằng công nhận xã Huy Hạ (Phù Yên) đạt chuẩn nông thôn mới. 

                                                                                 Ảnh: Đình Thành

Về vùng kinh tế động lực Mai Sơn, chúng tôi được hòa chung không khí phấn khởi của cán bộ, nhân dân xã Hát Lót, Mường Bon đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong ngày diễn ra lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Hát Lót còn tổ chức phiên chợ nông sản giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương; kêu gọi các nhà đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn tạo không khí vui tươi động viên, cổ vũ nhân dân thêm quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

Thật vui mừng khi biết rằng, bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Hát Lót mới đạt 7/19 tiêu chí. Thế mà trong 5 năm thực hiện, xã đã đạt 19/19 tiêu chí. Nông thôn mới không phải những thứ xa lạ với người dân nơi đây mà là những công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ, những ngôi nhà khang trang, những vườn cây ăn quả trĩu cành thay thế nương ngô sắn kém hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Hiện, xã Hát Lót có hơn 400 ha xoài, 333 ha nhãn, 60 ha cam, bưởi.

Một góc trung tâm xã Phổng Lái (Thuận Châu). 

Ảnh: Nguyễn Thảo

Dẫn chúng tôi thăm vùng trồng cây ăn quả trên đất dốc với những vườn bưởi trĩu quả, anh Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nói: Toàn bộ vùng này trước đây cứ loanh quanh trồng ngô, sắn, nhưng đều không hiệu quả, nay đã chuyển sang trồng cây ăn quả, có hộ thu 300-400 triệu đồng/ha/năm từ trồng cam, bưởi da xanh.

Chia tay Mai Sơn, chúng tôi tiếp tục hành trình theo quốc lộ 37 đến với huyện vùng cao Bắc Yên có nhiều đổi mới. Xã Mường Khoa vinh dự là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Anh Lừ Văn Chuyền, Chủ tịch UBND xã, niềm nở: Là xã vùng III của huyện, với xuất phát điểm thấp, nhưng khi được huyện tin tưởng chọn làm xã điểm xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Mường Khoa cảm thấy tự hào, lấy đó làm động lực để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM.

Ngày hội dành cho trẻ em xã Mường Khoa (Bắc Yên), xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Tiếp tục đến mảnh đất “Châu Phù hoa” hòa trong dòng người tham dự Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc và Ngày hội cam huyện Phù Yên năm 2018. Niềm vui nhân đôi khi trước ngày khai hội, xã Huy Hạ đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2010, xã mới đạt 4/19 tiêu chí. Với quyết tâm của hệ thống chính trị từ huyện đến xã, sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Huy Hạ đã đạt 19/19 tiêu chí và là xã thứ hai (sau xã Gia Phù) của huyện Phù Yên đạt chuẩn nông thôn mới.

Đón nhận tin vui đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, toàn tỉnh có các xã: Hua La (Thành phố); Mường Chùm (Mường La); Hát Lót và Mường Bon (Mai Sơn); Pá Ma Pa Khinh (Quỳnh Nhai); Huy Hạ (Phù Yên); Phiêng Luông, Đông Sang (Mộc Châu); Viêng Lán (Yên Châu); Mường Khoa (Bắc Yên). Các xã khác trong toàn tỉnh cũng nỗ lực, dồn sức từng bước hoàn thành các tiêu chí để sớm đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đã có nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phát động phong trào thi đua, huy động các nguồn lực hỗ trợ..., động viên, tổ chức cho nhân dân thực hiện các nội dung của Chương trình đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của thực tế của tỉnh. Trong 3 năm (2016-2018), nguồn ngân sách Nhà nước bố trí cho thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới trên 1.245 tỷ đồng. Phong trào “Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới” được phát động triển khai thực hiện hướng tới cơ sở, huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, vào cuộc. Các tổ chức chính trị, xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở triển khai mạnh mẽ các phong trào, cuộc vận động: “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Phụ nữ với xây dựng gia đình hạnh phúc - Chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Tuổi trẻ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Ngày về với nông thôn mới”... Nhờ vậy, phong trào “Sơn La chung tay xây dựng nông thôn mới” đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo người dân tham gia ủng hộ nguồn lực, hỗ trợ thực hiện các chương trình. Toàn tỉnh đã huy động trên 1.546 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó, huy động từ nhân dân đóng góp đất đai, tài sản trên đất, tiền, ngày công quy đổi ra tiền để thực xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn là 677 tỷ 500 triệu đồng. Hệ thống hạ tầng nông thôn được củng cố phát triển mạnh, nhất là giao thông nông thôn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều vùng nông sản tập trung với những mô hình phục vụ chế biến, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập tăng khá qua các năm, ước năm 2018 đạt bình quân 36,8 triệu đồng/người, tăng 1,42 lần so với năm 2015 (năm 2015 đạt 26 triệu đồng/người), chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư và vùng, miền dần được thu hẹp, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 25%, giảm 2,56% so với năm 2015 (theo tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều). Trình độ tổ chức sản xuất của nông dân, nhất là liên kết sản xuất thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, tham gia chuỗi liên kết phát triển mạnh... Nông thôn của tỉnh có bước chuyển biến quan trọng, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, bản sắc truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, phát huy, môi trường sinh thái từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn khởi sắc ở nhiều nơi.

Vui mừng trước những kết quả đã đạt được trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La càng thêm quyết tâm, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc, thêm sắc xuân trên những  bản làng.

Minh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.