Dự án giảm nghèo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sau 8 năm triển khai, Dự án giảm nghèo giai đoạn II trên địa bàn huyện Bắc Yên đạt nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng dự án.

 

Người dân bản Cao Đa, xã Phiêng Ban (Bắc Yên) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Dự án giảm nghèo giai đoạn II, thực hiện tại huyện Bắc Yên được triển khai trên địa bàn 96 bản có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc 10 xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, Phiêng Ban, Hồng Ngài, Phiêng Côn, Pắc Ngà, Hua Nhàn. Từ năm 2010 đến nay, Dự án thực hiện một khối lượng lớn công việc, chia làm 4 hợp phần: Phát triển kinh tế huyện; ngân sách phát triển xã; tăng cường năng lực; quản lý dự án. Hợp phần phát triển kinh tế huyện đã đầu tư xây dựng 52 công trình cơ sở hạ tầng và thực hiện 4 liên kết đối tác sản xuất; hợp phần ngân sách phát triển xã đã thực hiện 1.243 tiểu dự án với tổng vốn đầu tư hơn 138 tỷ đồng. Các công trình, tiểu dự án được đầu tư xây dựng, khi hoàn thành, đưa vào sử dụng được vận hành, bảo trì thường xuyên, phát huy hiệu quả.

Ông Lê Văn Kỳ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên cho biết: Quá trình thực hiện Dự án đã phát huy cao tinh thần làm chủ của nhân dân, người dân được biết, được bàn, được tham gia, thực hiện ngay từ khi đề xuất lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Qua đó, tạo sự đồng thuận nhất trí cao và khơi dậy tình đoàn kết gắn bó trong các tầng lớp nhân dân.

Triển khai Dự án, người dân được hưởng lợi rất nhiều từ các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó đã đầu tư xây dựng 135 tuyến đường đất dài 232 km; 19 tuyến đường bê tông dài 7 km; 22 cầu cống, tổng vốn đầu tư hơn 23 tỷ đồng. Sau khi đầu tư đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho 12.408 hộ dân hưởng lợi trong việc đi lại, vận chuyển, giao thương, mua bán hàng hóa. Đồng thời, huyện đã triển khai xây dựng 66 công trình nước sạch được dẫn về tận hộ gia đình, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, góp phần phòng tránh dịch bệnh. Nhiều công trình thủy lợi được đầu tư, sau khi hoàn thành đã đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa nước, góp phần nâng cao sản lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình, công trình thủy lợi bản Háng Tâu, xã Xím Vàng, ngay sau khi đưa vào vận hành khai thác, người dân đã khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng từ 30 ha lên 45 ha; công trình thủy lợi bản Háng Đồng B, Háng Đồng C, xã Làng Chếu sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng đã góp phần tăng diện tích canh tác lên 16 ha, cao hơn 5 ha so với khi chưa có công trình... góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Với việc thực hiện đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, hỗ trợ sáng kiến kinh doanh, hỗ trợ sinh kế và dịch vụ sản xuất, Dự án giảm nghèo giai đoạn II thực hiện 30 liên kết đối tác sản xuất, với 540 nhóm sở thích, trong đó số nhóm dành riêng cho phụ nữ chiếm 41,7%, tương đương 225 nhóm với tổng số thành viên tham gia 2.455 lượt người. Đến nay, nhiều mô hình nhóm sản xuất cùng sở thích đã phát triển thành các tổ hợp tác và hợp tác xã. Trong đó phải kể đến nhóm nuôi dê sinh sản giống địa phương tại bản Cao Đa 1, xã Phiêng Ban. Được thành lập năm 2013, với 9 thành viên trong đó có 2 hộ khá, 7 hộ nghèo, hoạt động ban đầu chủ yếu nuôi các loại gia cầm nhỏ lẻ phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Từ khi các hộ quyết định thành lập nhóm cùng sở thích “Nuôi dê sinh sản giống địa phương” với số dê giống được dự án hỗ trợ 18 con (2 con/hộ). Sau 2 năm, đàn dê phát triển thêm 15 con, nhờ tiêm phòng đầy đủ, kịp thời, hiện mỗi hộ có 4-5 con dê giống; một số hộ chuyển sang nuôi thêm lợn, bò. Đến nay, trong nhóm chỉ còn 2 hộ nghèo, từ những thành quả đã đạt được, năm 2017, nhóm quyết định thành lập thành tổ hợp tác. Để phát huy những thành quả của dự án, trên cơ sở các nội dung các nhóm được tập huấn về quản lý nhóm, kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ ban đầu từ dự án, huyện Bắc Yên tiếp tục vận động các nhóm thực hiện tốt nội dung quy chế của nhóm đã đề ra và hỗ trợ các thành viên khác phát triển. Một số nhóm hiện nay phát triển thành tổ hợp tác, một số nhóm phối hợp với Ban phát triển xã vận động các thành viên nhóm kết nạp các thành viên mới vào để hướng dẫn cách chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế.

Các công trình, tiểu dự án của Dự án giảm nghèo giai đoạn II, tuy nguồn vốn đầu tư hỗ trợ không lớn, nhưng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đó, chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các xã nghèo trên địa bàn huyện Bắc Yên phát triển nâng cao thu nhập cho người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.