Đẩy mạnh phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông

Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông nông thôn trọng điểm, huyết mạch, góp phần nâng cao năng lực vận tải, giảm thời gian đi lại, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở các xã vùng sâu, vùng xa.

 

 

 

Nhân dân xã Làng Chếu (Bắc Yên) tham gia đổ bê tông tuyến đường vào trung tâm xã.

                 

Hiện, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 9.483 km, gồm: 888 km quốc lộ, 959 km đường tỉnh, 2.057 km đường huyện, hơn 5.000 km đường xã, 230 km đường đô thị và 306 km đường chuyên dùng, ngoài ra còn có 9.037 km đường trục bản, tiểu khu, đường trục chính nội đồng. Để tăng cường công tác quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, Sở Giao thông Vận tải đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch về giao thông; tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt, thực hiện chủ trương cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã, ngành Giao thông Vận tải đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư đường giao thông đến trung tâm các xã; ban hành cơ chế, thủ tục để có thể khai thác, tận dụng vật liệu tại chỗ, gần khu vực tuyến đường, giảm giá thành đầu tư xây dựng công trình. Tham mưu xây dựng quy chế đặc thù trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Rà soát, cân đối tối đa nguồn vốn đầu tư công cho các dự án đường đến trung tâm xã trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Trung ương bị cắt giảm; xây dựng các phương án tiết giảm vốn đầu tư. Các huyện, thành phố làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng triển khai thi công xây dựng đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành các dự án đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm của 35 xã, chiều dài khoảng 492 km, nâng tổng số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa lên 196/204 xã, đạt tỷ lệ 96,08%, hiện toàn tỉnh chỉ còn 8 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. Với sự đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm các xã kết nối với hệ thống quốc lộ đã tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH ở vùng nông thôn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.

                 

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn. Các huyện, thành phố huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân và nhân dân hiến đất, đóng góp công lao động và vật liệu xây dựng để bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn, nhân dân được trực tiếp bàn bạc, thực hiện và giám sát triển khai đã nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của người dân trong duy trì, bảo dưỡng thường xuyên. 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện bê tông hóa 9.645 tuyến, với tổng chiều dài 2.370 km, tổng mức đầu tư 2.520 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 1.721 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã hoàn thành đầu tư, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng 58 cầu dân sinh thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP), góp phần xóa bỏ những cây cầu dân sinh tạm bợ, hư hỏng nặng và mất an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân vùng nông thôn.

                 

Hiện nay, hệ thống giao thông tỉnh ta đang tiếp tục được đầu tư phát triển, có tính liên hoàn kết nối nhiều hình thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa nên thuận lợi cho phát triển giao thương hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Nhiều tuyến đường bộ huyết mạch đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp, mở ra cơ hội kết nối giao thương hàng hóa giữa các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển.

 

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
  • 'Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại huyện Sông Mã

    Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 17/4, Trung tâm Truyền thông, Văn hóa và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã đã tổ chức chương trình giao lưu Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lần thứ 3 năm 2024, tại Trường phổ thông DTBT, THCS xã Mường Cai. Chương trình thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia, cổ vũ.