Cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng tại Syria và Iraq

Các tổ chức cứu trợ nhân đạo cảnh báo, hơn 12 triệu người ở Syria và Iraq đang đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng khi họ mất khả năng tiếp cận với nước, thực phẩm và điện. Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng, lượng mưa thấp kỷ lục và hạn hán đang tước đi nguồn nước của người dân trong khu vực.

Người tị nạn Syria chuẩn bị vượt biên giới vào khu tự trị của người Kurd tại miền bắc Iraq, tháng 8/2013. (Ảnh: Reuters)

Syria hiện đang đối mặt đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Kể từ mùa thu năm 2020, lượng mưa thấp bất hợp lý trên lưu vực phía đông Địa Trung Hải đã gây ra tình trạng hạn hán ở Syria và Iraq. Khoảng 5 triệu người Syria vốn sống phụ thuộc nguồn nước sông Euphrates đang đối mặt “thảm họa” khi nước sông ngày càng cạn kiệt. Con sông này dài khoảng 2.800 km, bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua Syria và Iraq.

Là con sông dài nhất ở Syria, Euphrates từng cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho ba đập thủy điện và cấp nước uống cho hàng triệu người.

Dòng chảy sông Euphrates bị thu hẹp khiến mực nước tại các đập thủy điện giảm mạnh kể từ tháng 1 vừa qua, đe dọa cuộc sống của người dân Syria. Trong nhiều tháng qua, mực nước tại các hồ chứa khiến các nhà máy thủy điện có nguy cơ phải ngừng hoạt động. Tại đập Tishrin, nơi đầu tiên con sông Euphrates đổ vào bên trong lãnh thổ Syria, mực nước giảm đáng báo động, xuống mức chưa từng thấy kể từ khi con đập được hoàn thành năm 1999.

Mực nước ở đập Tishrin đã giảm 5 m và hiện chỉ cách “mực nước chết” vài chục cm. Nếu mực nước tiếp tục giảm, các tua-bin sản xuất điện sẽ ngừng hoạt động và gây ra thảm họa nhân đạo cho khu vực. Kể từ năm ngoái đến nay, sản lượng điện ở khu vực đông bắc Syria đã giảm 70%.

Trong khi đó, hai trong số ba trạm xử lý nước sạch dọc sông Euphrates đang hoạt động dưới công suất hoặc đã ngừng hoạt động. Tình trạng khan hiếm nước khiến ngày càng nhiều hộ gia đình không có nước sạch.

Trong khi đó, hạn hán đã tàn phá những khu vực cây trồng rộng lớn dựa vào nguồn nước mưa ở Syria, nơi mà 60% số người dân phải chật vật để có được lương thực, thực phẩm. Liên hợp quốc cho biết, sản lượng lúa mạch có thể giảm 1,2 triệu tấn trong năm nay, khiến thức ăn chăn nuôi khan hiếm hơn. Tại một số nơi, động vật đã bắt đầu chết. Không chỉ ở Syria, tại vùng hạ lưu sông Euphrates ở Iraq,

7 triệu người cũng thiếu nước ngọt. Các nhà hoạt động cảnh báo, sự sụp đổ hoàn toàn về nước và sản xuất lương thực cho hàng triệu người Syria và Iraq sắp xảy ra. Cuộc khủng hoảng nguồn nước khiến ngày càng nhiều người Iraq phải rời bỏ nhà cửa.

Báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc công bố mới đây cho thấy, hành động của con người đã làm gia tăng tần suất các đợt nắng nóng và hạn hán trên thế giới. Những đợt khô hạn kéo dài hơn gây hậu quả nặng nề ở khu vực Địa Trung Hải.

Các tổ chức nhân đạo hối thúc các nhà chức trách trong khu vực phải nhanh chóng hành động để cứu sống người dân trong cuộc khủng hoảng mới nhất này, bao gồm cả xung đột, đại dịch Covid-19 và sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Ngoài việc cứu trợ thực phẩm và nước khẩn cấp, các nước cần đầu tư vào các giải pháp bền vững nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nước ngày càng nghiêm trọng.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.