Chẩm chéo, nhót xanh

Tôi có người bạn xa Sơn La nhiều năm rồi, lăn lội thị thành kể cũng đã đủ phai nhạt nhiều thứ. Thế nhưng cứ vào mùa đông rét ngọt khi trái nhót đã xanh mượt gọi mời những nhớ nhung núi đồi lại rười rượi nghĩ về Sơn La, lại điện xanh đỏ nhắc nhở vài người bạn cũ. Gửi cho chẩm chéo đi, nhót xanh bắp cải đi.

Chẩm chéo, nhót xanh. Ảnh: Internet.

Đến Hà Nội rau thơm đã tái, nhót xanh bớt mọng mà vẫn sẵn bày tiệc rượu gọi vài người cùng quê và cả những người khác quê đến cùng tụ vui. Như thể đó là món ăn hàng năm gợi nhắc anh là người Tây Bắc. Như thể đó là thứ hương vị để người ta đi xa vẫn không lạc mất hồn đất đã nuôi anh lớn lên và để những người bạn xa cách vời vợi vẫn đủ nhận ra nhau, ngồi lại bên nhau: Chẩm chéo nhót xanh đi !

Món ăn nào cay đắng chua chát đến thế ?

Tôi đồ rằng đó là món ăn giản dị mà có hương vị mạnh mẽ nhất trong những món ăn tôi từng biết mà người Thái tạo nên. Nóng của gừng, cay của ớt, mặn của muối, nồng của tỏi, hắc của thứ hạt tiêu rừng - mắc khén, thơm của vị lá chanh, mùi tàu ... Bao nhiêu vị nhuyễn vào nhau thành một thứ nước chấm gay gắt để dung hòa cái chát chua bức bối của trái nhót con độ xanh non đã bị cưỡng hái cuộn tròn trong lá bắp cải giòn tan cùng chút hăng xè của thân tỏi, rau mùi. Bởi thế hình như nó chẳng thể giành cho ai thanh cảnh, ưa hương vị thanh tao vốn ngại khó trên con đường trăm vị đắng cay. Nhưng nếu đã từng nếm thì khi đi xa chẳng thể nào quên. Đã từng ăn có thể nghiền. Như người đến với hạnh phúc từ bao cay đắng ghềnh thác. Sao nỡ lòng quên.

Hương vị  của núi, yêu mạnh nghĩa sâu ?

Nhiều người nghĩ người dân tộc Thái đơn giản lắm, với họ có thể ban đầu chẩm chéo nhót xanh món ăn đủ mạnh để người ta chống lại cái rét mướt của mùa đông hay chỉ là cách tìm niềm vui từ những thức ăn tầm thường từ mảnh vườn xoàng xĩnh ở bản làng chen giữa những thung lũng đá vôi. Nhưng tìm hiểu kĩ mới thấy họ hẳn có khẩu vị thực kì tài và văn hóa ẩm thực của họ rất sâu sắc. Họ không chấp nhận một cách ăn đơn giản chỉ để qua cơn đói. Mỗi món ăn của họ là sự hòa trộn của tài và tình mà người nấu thật kì công gia giảm pha trộn. Tôi nghĩ người đàn bà Thái hẳn tình lắm. Giữa thiếu thốn họ có thể làm ra đồ ăn ngon để chiều chuộng khẩu vị của những người đàn ông sẵn lòng yêu họ đến khi “sông Đà cạn bằng chiếc đũa”. Nếu không sao người ta biết đem băm nhỏ thứ thịt vụn, đầu thừa đuôi thẹo, bạc nhạc đôi khi xót lại ở chợ chiều đem trộn với rau cải, mắc hén.... xả ớt thành món Nhứa pỉnh - thịt nướng - thơm lừng. Nếu không, sao gạo trắng có thể hòa với lá rừng thành xôi ngũ sắc lung linh. Nếu không, sao có thể đem trộn những hương, vị đánh nhau chan chát của gừng tỏi của ớt, mắc hén... tan vào nhau thành thứ chéo mạnh mẽ để giúp người thương tan cơn say sau lần quá chén ham vui. Và rồi ăn một lần thì mến thương đời đời kiếp kiếp, cùng nhau tận hưởng dư ba của tình sâu nghĩa mạnh như vị cay nồng lưu luyến mãi nơi cuống họng.

Món ăn không dành cho một người !

Đã có lần vì thèm khát tôi đi chợ rồi một mình bày biện mọi thứ: một đĩa nhót xanh, bát chẩm chéo, rổ rau thơm. Thế mà đi ra đi vào chỉ đủ sức ăn được vài ba miếng. Tôi trở nên vô duyên giữa một trưa mùa đông. Hoá ra chẩm chéo không giành cho một người. Vị gắt mạnh hăng mũi của nó không đủ để bạn quên đi nỗi cô đơn. Nó là món ăn giành cho nhiều người, cho bạn bè. Một mình ăn không vui, không ngon và cũng không thể chịu đựng được. Khả năng dung hòa nhiều vị khiến nó là món ăn thuộc về mọi người. Một mâm chéo bày ra giản dị, tềnh toàng cũng được và có thể ở bất cứ đâu, miễn nơi đông người. Sạp hàng rau ven chợ. Ven mép đường mòn vào bản; sân nhà ai đó, cho ai đó: Những người xa bản đi chợ. Những người cùng bản đi ruộng nương trở về. Những người bạn lâu ngày gặp và cho cả những ai đi ngang qua dù chẳng quen nhau chỉ cần đủ  thân thương trìu mến hay chỉ vì thèm một chút  quây quần giữa rét mướt mà nán lại. Ta mời nhau ăn một miếng chéo nồng cay, gay gắt vị núi vị rừng. Để cùng nhau xoa xuýt, cùng nhau rôm rả góp vài chuyện vui, cùng chịu đựng và dìu nhau đi qua trắc trở. Như ớt bớt cay, tỏi bới nồng, gừng bớt nóng trong bát chéo…, nơi mâm chéo mình quên mình là người lạ, người quên những tị hiềm, kẻ gạt lại những nhọc nhằn vất vả nương rẫy. Có khi vừa mấy hôm trước cãi nhau quang quác giờ lại ngồi lại cùng nhau hỉ hả, vui cười.

Đến Tây Bắc, bạn hãy ăn một miếng chéo. Hãy thử một lần can đảm băng qua vị cay sốc, gay gắt, bốc nóng của ghềnh thác miệng lưỡi để đến với niềm vui ấm áp còn lại mãi như vị ngọt của nỗi nhớ nhung  lâu lâu một đợt rét lại nhắc ta trở về.

Bích Hạnh

(Trường THPT Chuyên Sơn La) 

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
  • 'Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại huyện Sông Mã

    Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 17/4, Trung tâm Truyền thông, Văn hóa và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã đã tổ chức chương trình giao lưu Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lần thứ 3 năm 2024, tại Trường phổ thông DTBT, THCS xã Mường Cai. Chương trình thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia, cổ vũ.