Trống, chiêng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc

Trống, chiêng là bộ nhạc cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày và văn hóa tín ngưỡng truyền đời của đa phần đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nhạc cụ này gắn liền với mọi nghi lễ truyền thống, được coi là linh hồn trong văn hóa tinh thần.

Hầu hết đồng bào các dân tộc của Sơn La đều sử dụng trống hoặc cả trống và chiêng trong các nghi lễ truyền thống. Tùy theo từng nghi lễ mà tiếng trống, chiêng mang những ý nghĩa khác nhau. Với đồng bào Thái, trống và chiêng không thể thiếu trong các cuộc vui, lễ hội của bản làng. Hình ảnh bộ trống, chiêng được đặt tại sân nhà văn hóa với hai người chủ trì đánh trống, chiêng, động tác nhịp nhàng đã trở nên quen thuộc trong mỗi dịp lễ hội, tề tựu đông đủ bà con lối xóm chung vui trong dịp đặc biệt. Tiếng trống, chiêng làm nền cho điệu xòe đêm hội, gắn kết mọi người không phân biệt gái trai, già trẻ hay dân tộc.

Bộ nhạc cụ trống và chiêng của đồng bào dân tộc Thái.

Nghệ nhân nhân dân Điêu Văn Minh, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, chia sẻ: Với đồng bào Thái, trống và chiêng được sử dụng để tạo âm thanh, giữ nhịp điệu cho điệu múa xòe ngày hội hoặc cũng được dùng trong tang ma. Tùy theo nghi lễ sử dụng mà nhịp điệu trống, chiêng có sự khác nhau, chỉ cần nghe nhịp trống là biết có chuyện vui hay buồn. Kỹ thuật chế tác trống, đúc chiêng rất khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay, biết tính toán về kích thước và có khả năng thẩm âm tốt. Riêng với trống, tùy theo mục đích sử dụng trong gia đình, dòng họ hay làng bản cần kích thước lớn nhỏ khác nhau, căng bằng da bò là chủ yếu. Để có một chiếc trống âm thanh chuẩn, vang vọng núi rừng thì đường kính mặt trống phải đạt kích thước khoảng 6 nắm tay, tương đương từ 50-60 cm, chiều cao của trống bằng 10-12 nắm tay, tương đương 0,8-1 mét.

Còn với đồng bào dân tộc Dao, tiếng trống, tiếng chiêng gắn liền với những nghi lễ vòng đời từ lúc một người sinh ra, lớn lên, công nhận trưởng thành cho đến khi khuất núi. Trống của dân tộc Dao có chung một thiết kế và kích thước giống nhau, mặt trống có đường kính khoảng 40cm, cao 30-35cm, tang trống bằng nhiều miếng gỗ ghép lại với nhau, mặt trống phải căng bằng da trâu đã qua xử lý. Tiếng trống nghe giòn, vang và độ vọng không xa. Còn chiêng thường nhỏ, không có núm, đường kính chỉ khoảng 20cm, tiếng chiêng nghe trong trẻo, dễ bắt nhịp và hòa cùng vào tiếng trống.

Ông Bàn Văn Lồi ở bản Phiêng Đón, xã Tân Lập, Mộc Châu, là người am hiểu sâu sắc về văn hóa, tín ngưỡng dân tộc Dao, biết chữ Nôm Dao; ông chuyên thực hiện hát cúng các nghi lễ truyền thống của dân tộc. Ông Lồi chia sẻ: Cả trống và chiêng đều được dùng trong mọi nghi lễ của dân tộc Dao, từ lễ cấp sắc công nhận người con trai trưởng thành, dùng làm nhạc đệm múa chuông ngày hội, ngày tết cho đến lễ cúng tang ma. Tiếng trống, chiêng, kết hợp thanh ban, tiếng chuông lắc bằng tay, tù và tạo nên âm thanh tổng hợp đặc biệt, rộn ràng, vang vọng như thúc dục lòng người hướng về nguồn cội.

Bộ nhạc cụ trống và chiêng của đồng bào dân tộc Thái.

Còn với dân tộc La Ha, Khơ Mú, Mường... trống và chiêng cũng là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào, xuất hiện trong ngày hội vui và các nghi lễ mang đậm phong tục tập quán truyền đời. Đặc biệt là những ngày hội lớn, tiếng trống “tùng, tùng…” vang vọng theo nhịp dẫn dắt bước chân người bước vào vòng xòe. Người người nắm tay hòa mình vào vòng xòe, nghe nhịp trống để bước chân một cách tự nhiên để cả vòng xòe cứ thế nới rộng và nhịp nhàng, uyển chuyển theo tiếng trống chiêng 2/4, 4/4 đều tăm tắp, nối dài không dứt suốt những đêm hội.

Đồng bào các dân tộc ở Sơn La có nhiều loại nhạc cụ, mỗi nhạc cụ mang những ý nghĩa riêng, giúp truyền tải những tâm tư, tình cảm, khát vọng và lời muốn nói từ trong tâm khảm. Nhưng trống và chiêng vẫn luôn là bộ nhạc cụ giữ hồn cho âm nhạc dân gian, giữ nhịp cho những điệu dân vũ truyền thống và chứa đựng trong đó cả câu chuyện về văn hóa ngàn đời của đồng bào trong kỹ thuật chế tác, quy tắc sử dụng và cách gìn giữ đầy trách nhiệm của các thế hệ nối tiếp nhau, để tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng mãi trong văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Sơn La.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

    Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

    Kinh tế -
    Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
  • 'Đăng nhập trái phép vào tài khoản khách hàng để chiếm đoạt tiền

    Đăng nhập trái phép vào tài khoản khách hàng để chiếm đoạt tiền

    Pháp luật -
    Ngày 11/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương, sinh năm 1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, nguyên là nhân viên một ngân hàng trên địa bàn thành phố Sơn La, về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
  • '“Mái nhà” của những yêu thương

    “Mái nhà” của những yêu thương

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Chung tay thực hiện mục tiêu “Vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau”, Công an Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực vì an sinh xã hội. Một trong số hoạt động nhân văn đó là thực hiện Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La”, đưa các em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa về nuôi dưỡng dưới “mái nhà” của Công an tỉnh, giúp cho các em viết tiếp ước mơ về một tương lai tươi sáng, ấm áp tình người.
  • 'Phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chống phá Đại hội XIV của Đảng

    Phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chống phá Đại hội XIV của Đảng

    Nhận diện và đấu tranh phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện nay là biện pháp quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt chỉ rõ nội dung, âm mưu, thủ đoạn của chúng tập trung chống phá vào thời điểm Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở đó xác định một số nhiệm vụ Quân đội tham gia đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
  • 'Bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian dân tộc La Ha

    Bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian dân tộc La Ha

    Văn hoá - Xã hội -
    Đồng bào dân tộc La Ha có nhiều nét văn hóa dân gian đặc sắc, đa dạng từ các điệu múa, dân ca, các nghi lễ mang bản sắc riêng biệt. Thời gian qua, huyện Mường La đã quan tâm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người La Ha, tránh bị mai một.
  • 'Bản tin Podcast ngày 10/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 10/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự ngày 10/5/2024 Tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Mộc Châu • Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Sơn La • Dự báo nắng nóng gay gắt, công suất thiêu thụ điện tháng 5 có thể vượt đỉnh • Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  • 'Hội nghị chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát

    Hội nghị chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 10/5, Huyện ủy Mường La đã tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát. Đồng chí Lường Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự, chỉ đạo và quán triệt, hướng dẫn các chuyên đề tại hội nghị.