Những nhạc cụ "thổi hồn" cho làn điệu dân ca thái

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La, những làn điệu dân ca Thái tựa như “cơm ăn nước uống” và trở thành nét đẹp văn hóa được trao truyền qua các thế hệ, sống mãi cùng thời gian.

Nghệ nhân CLB văn hóa Thái cổ Mường Vạt, huyện Yên Châu biểu diễn khắp Thái.

Hát Thái đa dạng về thể loại, cách diễn xướng phong phú, đi cùng với những điệu hát thường có các loại nhạc cụ truyền thống đệm theo như: pí (sáo), nhị, khèn bè… mỗi loại nhạc cụ đều mang một sắc thái khác nhau, tạo cảm xúc cho người hát và “thổi hồn” cho làn điệu dân ca Thái thêm bay bổng, sâu lắng, đi vào lòng người.

Những điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Yên Châu được khởi nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất, gắn với những thanh âm trầm bổng của chiếc khèn bè, một loại nhạc cụ đặc trưng riêng có của người Thái nơi đây. Khèn bè được làm từ cây “mạy pao”, một loại nứa mọc tự nhiên trong rừng. Cấu tạo của chiếc khèn cũng rất đặc biệt, gồm một ống thổi và 14 ống nứa ghép lại thành 7 đôi, mỗi đôi có độ dài khác nhau và kết lại thành bè theo hình bậc thang. Có ba làn điệu khèn bè cơ bản để đệm cho những bài hát Thái, mỗi làn điệu có nét độc đáo riêng và được sử dụng trong những bối cảnh khác nhau.

Ông Lường Văn Chựa, bản Ngùa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, một nghệ nhân am hiểu về văn hóa Thái, chia sẻ: Ở tỉnh Sơn La duy chỉ có giọng hát của dân tộc Thái ở vùng Yên Châu là phù hợp với khèn bè. Khèn bè có 3 làn điệu chính, thứ nhất là điệu “băm” mang âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng, thường đệm cho những bài hát tâm tình, ru con. Thứ hai là điệu “xiếng ẹt” thường thổi đệm cho người đàn ông hát và mang màu sắc vui tươi; thứ 3 là điệu “xiếng thuôn” với giai điệu trầm bổng, da diết, thổi đệm cho các cặp đôi trai gái khi hát giao duyên.

Sắc thái của làn điệu “khắp” ở mỗi nơi lại có những nét đặc trưng riêng, vì vậy bà con cũng lựa chọn các loại nhạc cụ khác nhau để đệm hát cho phù hợp với chất giọng của từng vùng. Đồng bào dân tộc thái ở thành phố Sơn La thường dùng đàn nhị trong những cuộc hát giao lưu, đối đáp. Ông Lò Thanh Hoàn, ở bản Hìn, thành phố Sơn La, cho biết: Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây, tiếng Thái gọi là “xi xo lo” với cấu tạo gồm bầu nhị, cần, dây và vĩ cầm. Người chơi nhị phải luôn linh hoạt theo từng nốt lên xuống của người hát, quan trọng nhất là phải thể hiện được độ “rung, ngân” để tạo ra thanh âm mềm mại, uyển chuyển thì bài hát Thái mới “có hồn”.

Một loại nhạc cụ phổ biến khác cũng thường được bà con dân tộc Thái thổi đệm cho những bài “khắp” là pí, được làm từ một ống nứa, trên thân đục 4 lỗ, tương ứng với những nốt: đô, pha, son, la. Pí có nhiều loại như pí pặp, pí thiu, pí tam lay… và mang âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng, bởi vậy thường được sử dụng để thổi đệm cho những bài hát mang giai điệu buồn, đầy nội tâm như “Đêm trăng gọi bạn”, “Sống trụ xôn xao”…

Nghệ nhân ưu tú Cầm Vui, huyện Mường La, cho biết: Nhạc cụ để đệm cho hát Thái rất đa dạng và mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên dù sử dụng loại nhạc cụ nào thì người hát và người đệm nhạc đều phải có sự kết hợp ăn ý với nhau. Quan trọng nhất là người đệm nhạc phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của người hát và linh hoạt diễn tấu cho phù hợp thì bài hát mới hay và đem lại cảm xúc cho người nghe.

Về các bản mường Sơn La hôm nay, những làn điệu dân ca Thái hòa cùng thanh âm trầm bổng của các loại nhạc cụ dân tộc vẫn ngân nga khắp núi rừng. Các thế hệ đồng bào dân tộc Thái vẫn say mê gìn giữ để những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc sống mãi với thời gian.

Bài, ảnh: Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.