Những người “thổi hồn” cho cây đàn tính tẩu

Quỳnh Nhai vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có cây đàn tính tẩu của đồng bào Thái trắng đang được các nghệ nhân gìn giữ và phát huy.

Ông Hoàng Văn Chiêm, bản Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, biểu diễn tiết mục múa, hát cùng cây đàn tính tẩu.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất sông nước Quỳnh Nhai, Nghệ nhân ưu tú Điêu Chính Lả, xóm 5, xã Mường Giàng, có nhiều năm gắn bó với cây đàn tính tẩu. Với mong muốn cây đàn tính tẩu được lưu truyền đến nhiều đời sau, ông Lả luôn dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu và chế tác. Bình quân mỗi năm, ông sản xuất từ 30 - 50 cây đàn; truyền dạy cho hơn 100 học viên, là các con, cháu và những người có niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc. Cùng với đó, ông còn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương, là thành viên tích cực tham gia nhiều hội diễn nghệ thuật quần chúng trong và ngoài tỉnh với vai trò đệm đàn tính tẩu cho các bài khắp, hát then...

Ông Lả chia sẻ: Để thực hiện hoàn chỉnh một cây đàn tính tẩu phải trải qua những công đoạn chế tác các bộ phận chính, như làm thân đàn, cau đàn, bầu đàn, dây đàn... rồi tạo hoa văn trang trí cho cây đàn thêm tinh tế, đẹp mắt. Vật liệu chính để chế tác đàn tính tẩu gồm thân cây hoa sữa, quả bầu tròn, dây cước... Đầu tiên người thợ chế tác bào cây gỗ sữa đã được phơi thật khô để tạo thân đàn, mỗi thân đàn có độ dài từ 60 - 70 cm, được mài nhẵn và quét một lớp sơn bóng tăng độ thẩm mỹ cho thân đàn. Bầu đàn được làm từ vỏ quả bầu to và tròn nhất được phơi khô, cắt bỏ 1/3 đầu và mài mỏng phía trong để làm bầu đàn, như vậy sẽ góp phần tạo nên những âm thanh trong trẻo và vang cho tiếng đàn. Tiếp đến, bằng đôi bàn tay khéo léo, cau đàn được vót từ những những miếng tre già nhằm giữ và điều chỉnh độ căng của dây đàn. Cũng như vậy, đầu đàn được tạo hình qua việc mài, gọt hoàn toàn bằng thủ công.

Đối với Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Chiêm, bản Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, dù đã ngoài 60, nhưng những ngón đàn vẫn luôn điêu luyện chạy trên từng cung đàn tính tẩu. Đối với ông, những giai điệu đàn tính tẩu, những câu hát then là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Từ năm 2017 đến nay, ông đã tham gia hướng dẫn cho hơn 120 người tại các câu lạc bộ, các lớp truyền dạy văn hóa dân tộc do huyện tổ chức. Nhiều người được ông truyền dạy, giờ đây đã có thể tự chơi thành thạo loại nhạc cụ độc đáo này.

Ông Chiêm chia sẻ: Đàn tính tẩu luôn gắn liền với điệu hát then, bởi vậy, cùng với việc truyền dạy cách chơi đàn tính tẩu, tôi còn tự nghiên cứu, sưu tầm các điệu hát then cổ và những giai điệu mới để truyền dạy cho các thế hệ sau. Hiện nay, tôi có thể chơi trên 50 bài then cổ, thể hiện được nhiều giai điệu mới, phụ họa cho các ca khúc hát về quê hương, đất nước, về tình yêu đôi lứa... Tôi mong rằng, trong thời gian tới, huyện sẽ tạo điều kiện để mở thêm nhiều lớp truyền dạy, để lưu giữ bảo tồn những giá trị quý báu mà ông cha ta đã truyền lại, để những giá trị đó không bị mai một và mãi trường tồn cùng thời gian.

Được biết, ông Chiêm thường xuyên được mời tham gia biểu diễn đàn tính và đệm đàn cho nhiều nghệ nhân hát then trong các ngày lễ lớn, hội thi, hội diễn văn nghệ ở huyện và tỉnh; ông còn được tỉnh cử đi dự các liên hoan, hội thi hát then, đàn tính ở tỉnh và toàn quốc, đạt được nhiều thành tích, giải thưởng.

Bà Điêu Thị Nhất, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quỳnh Nhai, thông tin: Hiện nay, huyện Quỳnh Nhai đã có 1 “Nghệ nhân nhân dân” và 8 “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 2 cá nhân liên quan đến đàn tính tẩu. Các nghệ nhân chế tác và chơi đàn tính tẩu có rất nhiều đóng góp trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại. Trong thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục tham mưu với UBND huyện về việc mở các lớp dạy chế tác và sử dụng đàn tính tẩu để góp phần lưu giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật này.

Chia tay Quỳnh Nhai, tạm biệt những người “thổi hồn” cho cây đàn tính tẩu, tin rằng những mong muốn và sự nỗ lực của các nghệ nhân sẽ được các cấp, các ngành và địa phương hiện thực hóa, để những giá trị văn hóa tinh thần quý báu luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Bài, ảnh: Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.