Giữ nghề truyền thống ở Lóng Luông

Nhiều năm nay, bà con dân tộc Mông ở xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, luôn duy trì phát triển nghề thêu, may trang phục thổ cẩm truyền thống, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 Phụ nữ đồng bào dân tộc Mông thường tranh thủ lúc nông nhàn để thêu may trang phục thổ cẩm truyền thống. Bởi vậy, đến xã Lóng Luông, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ dân tộc Mông ngồi thêu váy áo bên bếp lửa những ngày giá rét hoặc vừa thêu vừa tận hưởng những tia nắng ấm áp hiếm hoi của mùa đông. Có những gia đình, cả 3 thế hệ quây quần ngồi thêu cùng nhau.

Em Mùa Thị Ca, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, chia sẻ: Là người con của đồng bào dân tộc Mông, em được học và biết thêu từ nhỏ. Theo truyền thống, dịp cuối năm, em đều tranh thủ thêu cho mình một bộ váy mới để mặc trong dịp tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông.

Chị em phụ nữ Mông thêu hoa văn trên vải

Qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những người phụ nữ dân tộc Mông, đã hoàn thành những bộ váy áo với các nét hoa văn thổ cẩm tinh tế, thể hiện văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông, như: Những hoa văn hình học, hình cỏ cây, hoa lá, mặt trời... Trước đây, đồng bào dân tộc Mông làm thổ cẩm thủ công phải trải qua nhiều công đoạn: Từ trồng lanh, se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ hoa văn và thêu. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, thiết bị, nhiều công đoạn được sử dụng máy móc, chỉ còn thêu hoa văn trên váy và tay áo là được làm thủ công. Vải cũng chủ yếu là vải may công nghiệp, chỉ còn số ít trồng lanh, dệt vải để làm trang phục cho người khi khuất núi.

Phụ nữ Mông đầu tư máy để tạo xếp ly cho váy 

Đến cửa hàng may trang phục dân tộc Mông nhà chị Sồng Thị Đúa, bản Co Lóng, xã Lóng Luông, đúng thời điểm chị đang tích cực hoàn thiện những bộ trang phục cho khách hàng đặt dịp Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông. Chị Đúa chia sẻ: Từ khi còn nhỏ tôi đã được bà, mẹ dạy thêu váy áo; khi đó tôi đã có niềm đam mê với thêu may trang phục, tôi thích tự sáng tạo và làm trang phục cho riêng mình. Đến năm 2015, nhận thấy nhu cầu thuê may trang phục của người dân tăng cao, với niềm đam mê làm trang phục từ nhỏ và mong muốn lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc mình, tôi đã mở cửa hàng nhận may thuê trang phục. Tôi mua vải, những phần hoa văn được thêu thủ công từ người dân về may theo yêu cầu của khách hoặc khách tự thêu sẵn mang đến thuê tôi may lại hoàn chỉnh. Nhiều khách có yêu cầu cách tân trang phục, tôi lên mạng học làm những mẫu mới. Mỗi bộ bình quân có giá từ 3 triệu đồng trở lên theo yêu cầu của khách. Khi ít việc, tôi còn may sẵn rồi đăng lên Facebook để bán online. Công việc này đã giúp tôi có thu nhập ổn định, mỗi năm thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Phụ nữ Mông may trang phục truyền thống

Xã Lóng Luông hiện có 90% là đồng bào dân tộc Mông, người dân nơi đây vẫn giữ phong tục mặc trang phục truyền thống, đặc biệt không thể thiếu vào những dịp lễ, tết. Bên cạnh đó, nghề làm trang phục dân tộc Mông trên địa bàn xã luôn được lưu giữ bằng cách truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hiện nay, nghề làm trang phục rất phát triển tạo việc làm ổn định cho nhiều người. Trên địa bàn xã có khoảng 15 cửa hàng may, kinh doanh trang phục, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân và tạo việc làm cho trên 40 lao động.

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông tại một cửa hàng của xã Lóng Luông.

Nghề may trang phục đồng bào dân tộc Mông ở Lóng Luông được duy trì và phát triển, không chỉ góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc truyền thống, mà còn tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Phạm Hoa (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.