Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai ở Pi Toong

Cách đây hơn 10 năm, xã Pi Toong, huyện Mường La từng là địa bàn phức tạp về hoạt động khai thác vàng trái phép. Chính quyền địa phương đã quyết liệt vào cuộc, ngăn chặn dứt điểm tình trạng này. Kể từ đó đến nay, địa phương luôn quan tâm, đề cao cảnh giác, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về tài nguyên đất đai, khoáng sản trên địa bàn, nhất là địa điểm từng có hoạt động khai thác vàng trái phép trước đây.

Công an huyện Mường La và UBND xã Pi Toong vừa phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh về trường hợp gia đình ông Vì Văn Cu, bản Cang Phiêng, xã Pi Toong có hành vi “sử dụng đất không đúng mục đích”. UBND xã Pi Toong đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Vì Văn Cu, bản Cang Phiêng, do đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng nhóm đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản. Mức xử phạt 5 triệu đồng; buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đất trước khi vi phạm; yêu cầu ông Vì Văn Cu viết cam kết dừng hoạt động đào ao. UBND xã phân công tổ giám sát thường xuyên theo dõi, nếu cố tình vi phạm sẽ kịp thời có biện pháp xử lý.

Tổ công tác Công an huyện Mường La kiểm tra khu vực đào ao tại gia đình ông Vì Văn Cu, bản Cang Phiêng.

Điều đáng quan tâm là khu đất thuộc quyền sử dụng của ông Vì Văn Cu xin đào ao chính là địa điểm trước đây đã diễn ra hoạt động khai thác vàng trái phép. Từ cổng trụ sở xã sang bên kia suối Toong đang cạn trơ đáy vẫn còn nhận thấy rõ những vết tích hoạt động khai thác vàng trái phép cách đây chục năm ở 4 bản: Ten, Cang Phiêng, Lứa, Chà Lào. Theo lời kể của lãnh đạo xã, thời điểm từ năm 2011 đến 2013, sau mỗi mùa mưa, trên địa bàn xã Pi Toong như công trường, trên 30 chiếc máy xúc đua nhau đào bới, đưa máy sàng đãi vàng. Núp dưới danh nghĩa cải tạo ruộng, đắp bờ ao sau mùa mưa lũ, không ít hộ để cho doanh nghiệp, tư nhân đến đào xới, tìm vàng. Một bộ phận nhân dân cũng tay xẻng, tay cuốc, tay sàng, đào đãi vàng với mong muốn đổi đời.

Nhắc lại những hậu quả đau lòng liên quan đến hoạt động khai thác vàng trái phép, ông Lò Văn Phiêu, Chủ tịch UBND xã, thở dài: Trong 2 năm diễn ra hoạt động khai thác vàng ở xã đã có 11 người bỏ mạng vì sập “hàm ếch”, bị ngạt trong hố sâu do chính mình tự đào khoét. Ngay chính ở khu vực gia đình ông Vì Văn Cu vừa tiến hành đào đất, ngày đó cũng có một người mất mạng cùng chiếc máy xúc bị đất lùi lấp.

Một số hộ còn liều vay tiền để mua máy xúc, máy sàng nhưng do thiếu hiểu biết mua máy đã qua sử dụng, chỉ dùng một thời gian đã hư hỏng, vàng cũng chẳng được bao nhiêu, vậy là rơi vào vòng nợ nần chồng chất. Những mảnh ruộng nham nhở, những cái ao cạn khô...

Cán bộ Công an huyện kiểm tra hiện trường vụ việc.

Suốt 10 năm qua, Pi Toong đã yên bình trở lại, là điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Xã thành lập các tổ tuyên truyền giám sát, quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn, với thành phần đủ lãnh đạo, cán bộ chính quyền, Mặt trận, đoàn thể xã và bản, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật và không tiếp tay cho đối tượng khai thác vàng trái phép.

Ông Lò Văn Phiêu, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ thêm: Thời điểm những năm 90, đã có đoàn công tác của Trung ương lên ở tại gia đình tôi, đã đi khảo sát khu vực nghi có vàng trên địa bàn xã. Nhưng tất thẩy đều lắc đầu, bảo vàng trữ lượng rất ít và ở quá sâu, không khả thi để khai thác. Ông Phiêu quả quyết, nếu có vàng mà khai thác được thì nhà nước đã quy hoạch, quản lý và khai thác rồi.

Khu vực đào ao tại gia đình ông Vì Văn Cu, bản Cang Phiêng

Trung tá Lê Mùi, Trưởng Công an huyện Mường La, thông tin: Với phương châm ngăn chặn từ sớm, từ xa, từ lúc vụ việc mới phát sinh, Công an huyện tăng cường lực lượng kiểm tra, bám nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện các vụ việc, tham mưu lãnh đạo huyện chỉ đạo giải quyết. Nếu các đối tượng đưa máy sàng, dụng cụ chuyên dùng đãi vàng vào, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.

Sự vào cuộc quyết liệt ngay từ khi sự việc phát sinh của chính quyền địa phương và Công an huyện là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, bà con nhân dân cần nhận thức đúng, không nghe tin đồn đoán, không tái phát nạn khai thác vàng trái phép ở Pi Toong, để không xảy ra những hậu quả đau lòng như quá khứ trước đây.

Nhóm phóng viên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.