Đồng hành cùng nông dân phát triển sản xuất

Đồng hành cùng nông dân phát triển sản xuất, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tham gia chuỗi giá trị, mở rộng thị trường.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình dứa tại bản Mung, xã Nà Nghịu, ông Quàng Văn Kính, cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, thông tin: Phát triển vùng nguyên liệu dứa cho Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chúng tôi đến từng hộ dân hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Những vụ dứa đầu tiên, thu hoạch đến đâu, được nhà máy thu mua ổn định, bà con rất phấn khởi. Sau hơn 2 năm triển khai, từ 50 ha, đến nay, toàn huyện đã phát triển lên hơn 100 ha dứa, tập trung ở các xã Huổi Một, Chiềng Khương, Mường Sai, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Yên Hưng.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã hướng dẫn nông dân xã Nà Nghịu chăm sóc dứa

Anh Tòng Văn Hiên, bản Mung, xã Nà Nghịu, cho biết: Năm 2023, được xã cho đi tham quan, học tập mô hình dứa ở xã Chiềng Khương, thấy hiệu quả, tôi đăng ký trồng 0,6 ha dứa Queen. Giống được huyện hỗ trợ và được cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, dứa phát triển tốt, chuẩn bị ra quả.

Thời điểm này, tại các xã, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đang hướng dẫn nông dân cắt tỉa, tưới nước, bón phân, áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn chín sớm, rải vụ, trái vụ. Theo anh Vũ Văn Minh, Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Trung Dũng, xã Chiềng Cang, cán bộ Trung tâm đã hướng dẫn các thành viên cách chăm sóc nhãn chín sớm, như: Sau khi thu hoạch quả của năm trước, tiến hành dọn vườn, tỉa cành, phun phân bón kích lộc. Khi lộc cây chuyển sang màu lá chuối non, xử lý tưới gốc giúp cây phân hóa mầm hoa. Lúc cây nhú mầm hoa sẽ phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá và côn trùng chích hút; sau đó bón phân NPK. Khi hoa nở, không phun bất cứ loại thuốc gì để tạo điều kiện cho ong, bướm hút mật thụ phấn. Lúc hoa tàn và hình thành quả non, phun thuốc trừ sâu đục cuống quả và phòng bệnh thán thư, sương mai, nấm cho quả non.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kiểm tra, hướng dẫn nhân dân chăm sóc đàn gà tại xã Chiềng Khương

Tháng 12/2022, từ nguồn ngân sách của huyện, gia đình chị Trần Thị Yến, bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, được hỗ trợ nuôi 1.420 con gà đẻ trứng. Dia đình chị đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô, lắp đặt hệ thống điện, máy sưởi, quạt gió và mua thêm gà giống để nuôi. Trong quá trình triển khai mô hình, được các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn kỹ thuật, đến nay, đàn gà đã phát triển lên hơn 5.000 con. Chị Yến chia sẻ: Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gia cầm. Hiện nay, gia đình tôi thu 4.300 quả trứng/ngày, giá bán 3.500 đồng/quả.

Từ năm 2023 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tổ chức 14 lớp tập huấn và 240 cuộc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc dứa Queen; phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng; chăm sóc nhãn, xoài sau thu hoạch. Tổ chức 2 cuộc hội thảo tại xã Yên Hưng, Nậm Mằn, đánh giá hiệu quả của mô hình trồng rau chân vịt; nhân rộng mô hình canh tác lúa Tan Lương. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai mô hình khảo nghiệm giống lúa mới tẻ thơm N91, nếp thơm NV1, NV3, quy mô 3.000 m2 tại các xã Chiềng Cang, Huổi Một, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha. Triển khai mô hình phân bón hữu cơ trên cây lúa tại xã Chiềng Cang, quy mô 1,8 ha, năng suất đạt 60 tạ/ha. Thực hiện mô hình trồng thâm canh dứa theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 3 ha, tại bản Huổi, xã Yên Hưng. Hướng dẫn nhân dân chăm sóc 50 ha dứa Queen cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Đồng Giao.

Nhân dân xã Chiềng Khương chăm sóc nhãn chín sớm

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, cho hay: Từ nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương, việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thông qua nhiều hình thức, như đào tạo, tập huấn, xây dựng dự án; chuyển giao công nghệ, khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khảo nghiệm và xây dựng các mô hình sản xuất thực tế... góp phần nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, cán bộ Trung tâm tăng cường bám cơ sở, hằng tháng, phối hợp với các cơ quan chuyên môn lấy mẫu trên đàn gia súc, gia cầm để giám sát dịch bệnh trên địa bàn; xác minh, báo cáo kịp thời khi có ổ dịch phát sinh. Tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; bổ sung tinh bột, thức ăn xanh đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Từ năm 2023 đến nay, Trung tâm đã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức tiêm trên 148.520 liều vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, đã cấp 1.162 lít thuốc sát trùng cho 19 xã, thị trấn để thực hiện đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh… 

Nhân dân xã Nà Nghịu chăm sóc dứa

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã tiếp tục phát huy vai trò chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thông qua việc xây dựng các mô hình có trọng tâm, trọng điểm, gắn với lợi thế và định hướng phát triển nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương; tuyên truyền rà soát diện tích đăng ký vùng trồng nguyên liệu phục vụ Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Nhân rộng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, mang lại hiệu quả cao, đồng thời tạo ra các liên kết sản xuất - tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho nông dân.

 

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.