Ấn tượng tại khu trưng bày Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên số

Các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của Viettel không chỉ phục vụ cho lĩnh vực quân sự mà còn cả lĩnh vực dân sự, trải rộng từ phục vụ dân sinh, doanh nghiệp, bộ ban ngành, tới các sản phẩm phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng - quốc gia.

Gian hàng của Viettel tại Vietnam Defence 2022.
Gian hàng của Viettel tại Vietnam Defence 2022.

Tháng 12/2022, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế (Vietnam Defence 2022) với quy mô hơn 170 đơn vị tham gia trên diện tích 15.000m2 trong nhà và 20.000m2 ngoài trời.

Tập đoàn Viettel được Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ xây dựng gian hàng trọng điểm giới thiệu tại Khu trưng bày “Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên số”. Với 2 nhóm sản phẩm Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế quốc phòng, gian hàng Viettel hướng đến mục tiêu thể hiện cho những người tham quan thấy được năng lực và các thành tựu của Tập đoàn Viettel.

Bên trong gian hàng Việt Nam nổi bật nhất tại triển lãm Quốc phòng quốc tế

Với mục tiêu nói trên, sản phẩm được Viettel lựa chọn là các sản phẩm, giải pháp tiêu biểu nhất về chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực mà các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viettel đang nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh.

Các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao này không chỉ phục vụ cho lĩnh vực quân sự mà còn cả lĩnh vực dân sự, trải rộng từ phục vụ dân sinh, doanh nghiệp, bộ ban ngành, tới các sản phẩm phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng - quốc gia, và đều ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Trong chương trình phát triển công nghiệp quốc phòng, các quốc gia trên thế giới thường có xu hướng ưu tiên dành những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất và đỉnh cao của mình để ứng dụng trước hết vào sản xuất quân sự. Đây cũng là những tiềm năng to lớn có thể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nếu ngay từ khâu nghiên cứu, phát triển đã trù tính đến các yêu cầu về tính lưỡng dụng.

Ấn tượng tại khu trưng bày Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên số ảnh 1

Viettel đem đến triển lãm nhiều thiết bị, giải pháp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

“Một trong những yêu cầu trong nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao của Viettel phải bảo đảm: công nghệ tiên phong, đồng hành thế giới. Đây cũng chính là chủ đề xuyên suốt trong phần triển lãm của Viettel tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022”, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết.

Gian hàng Công nghiệp Quốc phòng của Viettel có hơn 60 sản phẩm bao gồm 7 khu trưng bày chính: Hệ thống các sản phẩm Ra-đa, Thông tin liên lạc và tác chiến điện tử, Hệ thống tự động hoá chỉ huy điều khiển, Máy bay không người lái (UAV), Quang điện tử, Khu vực trải nghiệm sản phẩm mô hình mô phỏng, Tác chiến không gian mạng và công nghệ thông tin.

Ở gian hàng Kinh tế Quốc phòng, Viettel tham gia với 16 nhóm sản phẩm là những sản phẩm chuyển đổi số, hỗ trợ cho các lĩnh vực y tế số, gia đình số, giáo dục số, tài chính số, logistics, doanh nghiệp số, chính quyền số, giao thông số cùng những sản phẩm nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Theo Tập đoàn Viettel, phần lớn các sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao có thể sử dụng trong dân sinh, ví dụ như UAV, vệ tinh viễn thám, hệ thống mô hình mô phỏng… Với quan điểm về tính lưỡng dụng kết hợp quân sự và dân sự, những công nghệ, kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất sau khi được triển khai cho Quốc phòng sẽ được ứng dụng cho dân sự, tạo ra những sản phẩm có tính dẫn dắt thị trường, có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Trong những năm tới đây, Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ của Viettel sẽ đầu tư phần lớn kinh phí để phát triển các công nghệ quốc phòng nền tảng và các sản phẩm công nghệ dân sinh sẽ được phát triển trên các công nghệ quốc phòng nền tảng đó.

Ngược lại, nhiều công nghệ ứng dụng cho lĩnh vực dân sinh cũng sẽ được Viettel nghiên cứu đưa vào các trang thiết bị phục vụ quốc phòng. Giải pháp lưỡng dụng này vừa góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, quốc gia vừa giúp phát triển kinh tế đất nước.

Làm chủ công nghệ lõi, là hạt nhân của tổ hợp Công nghiệp quốc phòng công nghệ cao

“Để xác định trở thành nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, không phải vì Viettel mới có ý tưởng ngày một, ngày hai, mà Viettel đã có sự chuẩn bị từ hơn 10 năm trước. Từ những bước đi đầu tiên, đến nay, doanh thu từ nghiên cứu sản xuất đang dần chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng đoanh thu của Viettel”, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Viettel nhấn mạnh. Theo ông, việc tự chủ được thiết bị công nghệ cao cho cả quân sự, dân sự là con đường đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và không bị phụ thuộc.

Ấn tượng tại khu trưng bày Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên số ảnh 2

Viettel đã làm chủ với nhiều thiết bị công nghệ, hạ tầng viễn thông, kể cả 5G.

Theo đại diện Viettel việc mua sản phẩm của nước ngoài thì dù hiện đại đến đâu cũng sẽ bị phụ thuộc về công nghệ, không giữ được yếu tố bí mật, khi họ phát triển loại hiện đại hơn thì ta lại lạc hậu. Do đó, giải pháp mang tính chiến lược là phải phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng tự chủ, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, công nghệ cao.

Theo đó, Viettel đã nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều sản phẩm công nghệ quân sự và dân sự “Make in Vietnam”, làm chủ nhiều công nghệ lõi quan trọng, sở hữu nhiều bằng sáng chế ở cả những thị trường khó tính nhất. Xuất hiện tại Vietnam Defence 2022, những sản phẩm của Viettel được chứng minh có tính năng tương đương hoặc ưu việt hơn với các sản phẩm cùng loại của các nước phát triển.

Trong tương lai, đối với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, Viettel sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu sản xuất các loại khí tài thông minh, chính xác và tin cậy hơn theo mô hình C5ISR (Command, Control, Communication, Computer, Cyber, Intelligence, Surveillance, Reconnaissance). Đây là mô hình tác chiến hiện đại được áp dụng ở nhiều nước có nền khoa học quân sự tiên tiến trên thế giới. Trong đó, Viettel tập trung vào các thiết bị thu thập thông tin, truyền nhận thông tin, xử lý thông tin…

Ở lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, Viettel sẽ tiến tới làm chủ các thiết bị hạ tầng của mạng 5G và triển khai diện rộng trên mạng lưới, tiến tới xuất khẩu, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng các sản phẩm chipset 5G cho thiết bị hạ tầng mạng 5G…

Bên cạnh đó, một hệ sinh thái kết nối vạn vật (IoT - Internet of Things) của người Việt sẽ được Viettel xây dựng nền tảng và phát triển. Hệ sinh thái này sẽ đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho người dân và quốc gia, tiếp tục phát triển các thiết bị trong hệ sinh thái sản phẩm IoT cho hộ gia đình, y tế, giáo dục, giao thông, nhà máy thông minh.

Viettel cũng nghiên cứu các công nghệ năng lượng xanh tập trung vào công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ quản lý sử dụng năng lượng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tối đa phát thải vào môi trường.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 20/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 20/5/2024

    Audio -
    Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 20/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội • Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra khắc phục thiên tai tại huyện Bắc Yên • Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ • Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng kiểm lâm Sơn La • Diễn đàn “Tiếng nói, nguyện vọng trẻ em” năm 2024 • Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, chuyên gia dự báo tiếp tục tăng
  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra khắc phục thiên tai tại huyện Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra khắc phục thiên tai tại huyện Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã kiểm tra thực địa, chỉ đạo công tác xử lý khắc phục nguy cơ mất an toàn đối với Trường THCS Tạ Khoa và điểm trường bản Đèo Chẹn, thuộc Trường PTDT bán trú tiểu học Hua Nhàn, huyện Bắc Yên. Cùng đi có lãnh đạo các sở ban, ngành, cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện.
  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.