Diễn đàn cử tri

Đề nghị sửa đổi quy chuẩn phù hợp theo từng tuyến đường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến đăng kiểm phương tiện thủy nội địa • Giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc liên quan đến quản lý đất đai • Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Cử tri tỉnh Sơn La đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi quy chuẩn phù hợp theo từng tuyến đường, vị trí cụ thể và xem xét việc phân cấp quản lý hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ tại địa phương; có giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến công tác đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

Bộ GTVT trả lời: Sở GTVT Sơn La được phân cấp ủy thác quản lý 9 tuyến quốc lộ, với tổng chiều dài 668 km (trừ quốc lộ 6 qua địa bàn tỉnh). Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ; xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và sửa chữa đột xuất khác để đảm bảo an toàn giao thông. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát các nội dung có thể phân cấp, phân quyền trong quản lý kết cấu hạ tầng hệ thống quốc lộ cho địa phương, đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, tập trung, mỗi nhiệm vụ chỉ do một cơ quan quản lý, phát huy được tiềm lực, lợi thế để đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với kiến nghị tháo gỡ khó khăn liên quan đến công tác đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn: Từ Điều 24 đến Điều 28 của Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định phương tiện phải được cơ quan có thẩm quyền đăng ký, đăng kiểm; khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định; về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ được quy định tại QCVN 25:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ; trong đó hồ sơ thiết kế là điều kiện bắt buộc để làm cơ sở cho cơ quan đăng kiểm đánh giá, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thông qua việc tính toán, so sánh với các giá trị kỹ thuật quy định.

Đối với vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của người dân liên quan tới công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam rà soát, hướng dẫn các cơ sở đóng tàu, chủ phương tiện khắc phục vi phạm theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021; chủ phương tiện liên hệ đơn vị thiết kế để lập hồ sơ cho phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân.

Đồng thời, Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm Việt Nam rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về hồ sơ thiết kế tại QCVN 25:2015/BGTVT trình Bộ GTVT ban hành trong thời gian tới.

Cử tri kiến nghị cần nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chấn chỉnh, khắc phục và giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý đất đai; xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến quản lý đất đai và trật tự xây dựng đô thị.

UBND tỉnh trả lời: Ngày 14/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn tỉnh; ngày 21/9/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1866/QĐ-UBND về quy chế phối hợp thực hiện thu hồi đất đối với trường hợp dự án đầu tư đã chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đối với công tác giải quyết tồn đọng, vướng mắc liên quan đến đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đang rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi bổ sung Quyết định số 50/2021/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi nhà nước thu hồi đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Trong đó, định hướng sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ khác đối với các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường. Ngày 5/10/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1997/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng”.

Cử tri kiến nghị tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

UBND tỉnh trả lời: Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính, công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực; nhận thức của nhân dân được nâng cao, chất lượng dân số từng bước được cải thiện, không còn trường hợp kết hôn cận huyết thống, tỷ lệ tảo hôn giảm xuống còn 10,8%. Tuy nhiên, mức giảm tỷ lệ tảo hôn bình quân giai đoạn 2021-2023 chưa đạt mục tiêu theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Để khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.