Quê em bên sông Đà

“Anh hãy về thăm quê em, đất Quỳnh Nhai bên Sông Đà/ Rộn ràng trong nắng chiều, bóng thuyền ai về bến mới/ Trong nắng sớm, rộn vang tiếng chày khua vui bản làng/ Cuộc đời nay đã đổi thay, không còn ngày xưa tăm tối/ Ơn Đảng ơn Bác, từ nay đất Quỳnh Nhai cùng nhau đi tới/ Anh hãy cùng em chung xây đất Quỳnh Nhai ngày thêm tươi đẹp...” - Lời bài hát “Quê em bên dòng sông Đà” của tác giả Hoàng Vinh thôi thúc chúng tôi về thăm Quỳnh Nhai một ngày đầu Xuân.

 

 

Đông đảo du khách đến tham quan đảo trái tim.

 

Đứng trên đồi cao, nơi trụ sở huyện đứng chân, phóng tầm mắt ngắm khu trung tâm huyện sầm uất; vùng lòng hồ rộng lớn nước trong xanh với những lồng cá san sát, cùng những chiếc thuyền xuôi ngược rẽ sóng nước mênh mang, người dân quăng lưới đánh bắt cá trên mặt hồ. Nhịp sống bên lòng hồ thật bình yên, no ấm nhờ cá tôm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Diện mạo Quỳnh Nhai hôm nay ngày càng khởi sắc, được đầu tư tương đối đồng bộ, các xã đều có đường nhựa đến trung tâm, thuận lợi cho việc giao thương trao đổi hàng hóa của người dân và cũng thuận lợi cho việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã đạt từ 14-19 tiêu chí; 4 xã đạt từ 6-10 tiêu chí; diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới. Vùng đất bên sông Đà ngày càng được nhiều người biết đến với những điểm du lịch hấp dẫn, như: Đền Linh Sơn Thủy Từ, đền Nàng Han, cây cầu Pá Uôn xác lập kỷ lục Việt Nam về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m; đảo Trái Tim, du thuyền trên hồ thủy điện được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”...

 

 Chúng tôi về Mường Giàng - xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của huyện. Các tuyến đường về bản, xóm đã được đổ bê tông sạch sẽ; những ngôi nhà cao tầng kiên cố; trường, lớp học được xây dựng khang trang... Ông Vì Văn Sám, Phó trưởng bản Hua Chai, cho biết: Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Ban Quản lý bản đã tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chương trình để người dân hiểu, vì vậy bà con đã tự nguyện hiến đất, tham gia ngày công làm đường. Điển hình là ông Tòng Văn Ngon hiến 300 m² để làm đường vào bản. Bây giờ đường đi thuận lợi, hằng ngày các hộ dân đều chủ động dọn vệ sinh tuyến đường nội bản sạch sẽ.

 

Điểm nhấn trong chương trình xây dựng NTM là huyện đã chỉ đạo nhân dân khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, trong đó tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất. Theo đó, các xã dọc sông khai thác diện tích mặt nước, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch lòng hồ; các xã vùng cao đầu tư chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả, gắn với bảo vệ rừng. Đặc biệt, để tạo sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị các hộ dân đã liên kết thành lập HTX, tổ hợp tác thủy sản, nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, toàn huyện có gần 7.000 lồng cá các loại; sản lượng nuôi trồng, đánh bắt đạt hơn 1.000 tấn/năm, doanh thu hàng chục tỷ đồng.

 

 Về xã Chiềng Bằng, xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2016, trong sắc xuân ngập tràn trên từng nếp nhà, ngõ xóm. Niềm nở tiếp chúng tôi, ông Mè Văn Phái, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Xã có gần 2.000 ha mặt nước, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Để khai thác lợi thế này, xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, tín chấp với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, từ đó chuyển đổi thói quen sản xuất từ độc canh cây lúa sang phát triển nuôi cá lồng gắn với nuôi thủy cầm trên lòng hồ. Hiện, bà con duy trì nuôi gần 1.400 lồng cá các loại, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ước đạt 300 tấn/năm. Cùng với đó, người dân trồng, chăm sóc gần 100 ha cây ăn quả chất lượng cao, ghép mắt, cải tạo vườn tạp; chăn nuôi hơn 8.000 con gia súc và gần 37.000 con gia cầm. Năm 2019, thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%.

 

Tạm biệt Quỳnh Nhai - miền quê huyền thoại bên dòng sông Đà, chúng tôi mang theo niềm tin, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của những người dân, Quỳnh Nhai sẽ ngày càng phát triển.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.