Chuyển đổi số theo hướng thực chất, bền vững

Năm 2023, là “Năm dữ liệu quốc gia” với phương châm “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới” và cũng là “Năm chuyển đổi số” của tỉnh Sơn La nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển chính quyền số để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.

Tại hội nghị “Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023” đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, nhấn mạnh: Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững; ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc chương trình, chiến lược quốc gia về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) Thành phố.

Hạ tầng số đã triển khai mạng di động 4G đến tất cả các khu vực trên địa bàn. Hoàn thành phát triển 100% xã có hạ tầng băng rộng cáp quang, phổ cập mạng thông tin di động 4G đến 100% xã; tỷ lệ bản được phủ sóng băng rộng di động 4G đạt 98,50%, tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 94,86%; tỷ lệ số thuê bao sử dụng dịch vụ di động có điện thoại thông minh khoảng 59,64%; tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao cáp quang đạt 39,05%; tỷ lệ người sử dụng Internet toàn tỉnh ước đạt 46,34%.

Ông Phạm Quốc Chinh, Phó Giám sốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Đến nay, các cơ sở dữ liệu về dân cư, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm xã hội, đất đai, liên thông tài nguyên và môi trường - thuế, tư pháp, văn hóa, du lịch, thông tin và truyền thông,… được kết nối, chia sẻ từ hệ thống của các Bộ, ngành với các hệ thống thông tin của tỉnh. Đồng thời, triển khai các nền tảng số dùng chung của tỉnh, gồm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; trung tâm giám sát điều hành thông minh IOC; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, nền tảng học trực tuyến mở đại trà...

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hiện nay, các thủ tục hành chính từ cấp tỉnh, cấp xã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cổng dịch vụ công tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia; liên thông, đồng bộ cả 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 69,46%; tích hợp được 500 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Có 38 sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh và 3 cơ quan ngành dọc (Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La) tham gia xây dựng chỉ tiêu báo cáo và cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý điều hành của ngành và công tác tổng hợp báo cáo tình hình, công tác giám sát, điều hành kinh tế - xã hội của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trên Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Sơn La (IOC). Đồng thời, xây dựng và triển khai các đề án thí điểm về: Đô thị thông minh tại Thành phố và huyện Mộc Châu; giáo dục và y tế thông minh. Các xã, phường, thị trấn đã được kết nối mạng internet phục vụ hệ thống hội nghị trực tuyến 3 cấp, góp phần giải quyết công việc nhanh, tiện lợi và hiệu quả.

Tại thành phố Sơn La đưa vào hoạt động Trung tâm điều hành thông minh (IOC) với 8 nhóm hệ thống dữ liệu và trên 4 trụ cột (hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số); triển khai đồng bộ mô hình “Phòng họp không giấy” tại Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố; lắp đặt hệ thống wifi công cộng miễn phí tại 23 trường học; khai thác, sử dụng hệ thống wifi công cộng tốc độ cao miễn phí tại khu vực Quảng trường Tây Bắc...

Bà Lương Thị Như Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ, thông tin: Toàn tỉnh đã hoàn thành 100% số tài khoản của cán bộ, công chức, viên chức đã đồng bộ lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, tỉnh Sơn La xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố về tiến độ cập nhật dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.

Từ năm 2022, tỉnh ta đã triển khai đưa các sản phẩm của tỉnh ra thị trường quốc tế trên môi trường trực tuyến, thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như Alibaba.com, EC21.com, Agrimp.com. Năng lực ứng dụng về thương mại điện tử của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt, góp phần đa dạng hóa các kênh kết nối tiêu thụ hàng hóa, tạo được môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh, thuận lợi, từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh hội nhập với trong nước và quốc tế.

Xuân mới Giáp Thìn, với quyết tâm cao, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, góp phần đưa tỉnh Sơn La hội nhập, phát triển xanh, nhanh và bền vững.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.