Chương trình EPS tuyển hơn 1.100 lao động sang làm việc trong ngành đóng tàu tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành đóng tàu năm 2023. Dự kiến, số lượng người đạt yêu cầu là hơn 1.100 người.

Ảnh minh họa: Dolab.
Ảnh minh họa: Dolab.

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thông báo tuyển chọn người lao động đi làm việc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (chương trình EPS) trong ngành đóng tàu năm 2023.

Tuyển chọn lao động EPS ngành đóng tàu bao gồm những nghề sau: giàn giáo; bảo ôn, cách nhiệt; mài; hàn; hệ thống ống dẫn, máy cơ khí, mộc, điện; công việc khác. Dự kiến số lượng người đạt yêu cầu là 1.149 người.

Đây là hoạt động thực hiện nội dung Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam về việc phái cử và tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.

Người lao động đăng ký tham gia chương trình EPS phải tham dự 2 vòng thi. Đó là vòng 1 thi năng lực tiếng Hàn (EPS-TOPIK) và vòng 2 kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.

Chỉ những người đạt yêu cầu qua vòng 1 mới được tham dự vòng 2. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.

Ngành nghề tuyển chọn là ngành đóng tàu, bao gồm những nghề sau: giàn giáo; bảo ôn, cách nhiệt; mài; hàn; hệ thống ống dẫn, máy cơ khí, mộc, điện; công việc khác.

Mỗi ứng viên chỉ được nộp duy nhất 1 đơn đăng ký dự thi. Dự kiến số lượng người đạt yêu cầu là 1.149 người.

Thời gian tiếp nhận đăng ký dự thi từ ngày 16 đến 18/10/2023.

Vòng 1 (dự kiến) tổ chức từ ngày 30/10 đến 3/11/2023 hoặc cho đến khi kết thúc, căn cứ vào thực tế số lượng lao động đăng ký.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đánh giá năng lực ở vòng 2 từ ngày 13 đến 15/11/2023, tổ chức thi vòng 2 dự kiến từ ngày 11 đến 13/12/2023. Kết quả thi vòng 2 thông báo vào ngày 20/12/2023.

Vòng 1 thi tiếng Hàn trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm, điểm số tối đa của bài thi là 100 điểm. Dự kiến, số lượng đỗ vòng 1 bằng 110% số lượng chỉ tiêu tuyển chọn cuối cùng, xét theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp đối với những ứng viên đạt số điểm từ từ 40 điểm trở lên.

Vòng 2 kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực gồm kiểm tra tay nghề (bắt buộc) và đánh giá năng lực (không bắt buộc).

Để tham gia đánh giá năng lực, người lao động cần có kinh nghiệm làm việc/tốt nghiệp các ngành liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký/được cấp chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn/có chứng chỉ nghề quốc gia và phải nộp hồ sơ đánh giá năng lực trong thời gian được quy định;

Trường hợp đăng ký tham gia đánh giá năng lực nhưng cung cấp thông tin không chính xác hoặc làm giả, làm khống giấy tờ sẽ bị hủy bỏ kết quả thi và bị không được tham gia các kỳ thi thuộc chương trình EPS trong vòng 4 năm.

Những người lao động đạt yêu cầu qua 2 vòng thi mới được làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc để giới thiệu với người sử dụng lao động Hàn Quốc. Sau khi được người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng, người lao động mới làm thủ tục đi làm việc tại nước này.

Người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn ngành đóng tàu năm 2023 phải có đủ các điều kiện sau: Từ 18 đến 39 tuổi (những người sinh trong khoảng thời gian từ ngày 17/10/1983 đến ngày 16/10/2005); Không có án tích theo quy định của pháp luật; Chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc; Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm; Không bị cấm xuất cảnh Việt Nam; Không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; Đủ sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế; Không bị mù màu, rối loạn sắc giác; Người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề.

Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng.

Trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước.

Người lao động đang đăng ký thường trú tại các địa phương không tạm dừng tuyển chọn theo Công văn số 819/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 8/3/2023 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trung tâm Lao động ngoài nước cũng khuyến nghị, trong kỳ tuyển chọn này, số lượng tuyển chọn không nhiều, vì vậy, người lao động cần chuẩn bị tốt về năng lực tiếng Hàn, trong trường hợp mới học hoặc chưa học tiếng Hàn có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS không nên đăng ký dự thi trong đợt này mà có thể đăng ký trong các đợt tiếp theo để tránh lãng phí.

Ngành đóng tàu đòi hỏi sức khỏe, chịu đựng được môi trường làm việc vất vả, nặng nhọc. Vì vậy, người sử dụng lao động có xu hướng tuyển chọn lao động là nam giới. Ngành này yêu cầu các năng lực và kinh nghiệm đặc thù, người lao động cần xác định bảo đảm năng lực, sức khỏe và các kỹ năng để làm việc trong ngành này, hạn chế các trường hợp sau khi nhập cảnh không làm được việc phải về nước do người lao động không được chuyển sang các doanh nghiệp trong các ngành khác (sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp).

Những lao động đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên gần bờ) từ 5 năm trở lên (không phân biệt làm việc hợp pháp và không hợp pháp) không được tham dự kỳ thi.

Ứng viên chỉ nộp duy nhất số tiền Việt Nam tương đương với 24 USD khi đăng ký dự thi tiếng Hàn.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.